Thành phố bị thời gian bỏ quên ở Trung Quốc: Thiên nhiên hùng vĩ, thành cổ đậm màu quá khứ

Nơi nào có Giang Nam thủy trấn đẹp như tranh vẽ, mưa mù sương khói quyến rũ, sống nhờ ơn biển cả? Chính là Chiết Giang. Nhưng vượt ngoài những gì chúng ta đã biết, ẩn trong Chiết Giang còn có một “thế ngoại đào nguyên” yên bình khó tả.

Nếu xuất phát từ Hàng Châu, di chuyển dần về phía Tây Nam, những gì hiện ra trước mắt bạn chính là Chiết Giang với núi non nhấp nhô. Tây Nam Chiết Giang không giống như Chiết Giang quen thuộc - nơi đây giống như "đào viên" mà Đạo Công miêu tả, ẩn chứa vẻ đẹp “thực ra có, nhưng dường như không tồn tại”, khiến bất kỳ du khách nào phải ngất ngây vì nơi đây “quá đẹp, quá thơ”.


Đây là Khánh Nguyên ở Chiết Giang.

Khánh Nguyên nằm ở phía Tây Nam của Chiết Giang, là một vùng đất may mắn được đặt tên niên hiệu của hoàng đế. “Khánh” có nghĩa là “đẹp” và “Nguyên” có nghĩa là “bắt đầu”.

Đây là huyện xa nhất tính từ tỉnh Chiết Giang, ba mặt được bao bọc bởi Phúc Kiến, chỉ có một mặt giáp Chiết Giang, nằm trên “nóc nhà” cao vời vợi của tỉnh này - dãy núi Đỗng Cung, tiếc thay nơi đây lại không mấy ai biết đến.


Đây là một vùng đất may mắn được đặt tên niên hiệu của hoàng đế.

Ít ai biết rằng từ năm 2004 đến nay, Khánh Nguyên là huyện đứng đầu về “Môi trường sinh thái của Trung Quốc" trong 17 năm liên tiếp. Vùng đất xinh đẹp nhưng ít ai biết đến này thuộc dãy núi Trung Sơn ở Tây Nam Chiết Giang, với các thung lũng, lưu vực, đồi, núi thấp, núi trung và các dạng địa hình khác.


Nhìn vào bản đồ địa hình của Khánh Nguyên, bạn sẽ thấy đây gần như là một cổ thành ẩn mình trong núi rừng.


Khánh Nguyên còn được bao bọc bởi cảnh thiên nhiên trù phú, trùng điệp: Trông ra thấy Đỗng Cung, Hoàng Mao Tiêm, Bách Sơn Tổ, và được bao quanh bởi hơn 20 ngọn núi với độ cao hơn 1500 mét.


Những ngọn núi cao liền kề đó dường như đã ngăn chặn tiếng ồn của thế giới phàm trần, hoàn thành việc tách biệt một vùng đất thanh tịnh hiếm có mang tên Khánh Nguyên. Khó có thể tưởng tượng rằng ở một tỉnh có nền kinh tế phát triển như Chiết Giang lại có một vùng đất “xanh tươi và trù phú” như vậy với tỷ lệ che phủ rừng lên tới 86%.


Hầu như tất cả người dân ở Khánh Nguyên đều đã leo lên Bách Sơn Tổ (một điểm thu hút khách du lịch cấp 4A quốc gia), đây là ngọn núi nổi tiếng nhất trong số những ngọn núi lớn nhỏ xung quanh Khánh Nguyên.

Dưới sự bao bọc của những dãy núi và rừng cây xanh thẫm, được o bế bởi vô số dòng suối và thác nước, nơi đây yên tĩnh và vắng vẻ, âm thầm nuôi dưỡng những loài động thực vật quý hiếm sinh sống tại đây, bên cạnh đó vẫn giữ được những gì nguyên sơ và thuần khiết nhất giữa biển mây bao la trên đỉnh núi kỳ vĩ.

Đỉnh Cân Tử ở phía tây cao 1563 mét so với mực nước biển, hai ngọn núi trông giống như hai chị em đứng tựa vào nhau. Tường Vân, Phật Quang, Thần Hi, Tịch Dương, Vụ Tung, được mệnh danh là “Năm kỳ quan của thiên đường” trên đỉnh Cân Tử. Bất cứ khung hình nào cũng khiến người ta phải trầm trồ trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng nơi đây.


Gắn liền với sông núi từ thời xa xưa, Khánh Nguyên tuy không có sông lớn nhưng hơn 926 con suối lớn nhỏ trong huyện đã nuôi dưỡng và mang lại tiếng lành cho vùng đất này.


Ở Khánh Nguyên - nơi có núi, có suối, có cả những cây cầu có mái che.


Chùa Cầu, còn được gọi là Hồng Kiều, có lịch sử hơn 2.000 năm ở Trung Quốc, phổ biến vào thời Bắc Tống. Trong tất cả các loại cầu có mái che thì kỹ thuật thi công của cầu có mái che vòm gỗ là phức tạp nhất, vì nó được cấu tạo dựa vào sự liên kết chặt chẽ của các thanh xà với nhau mà không sử dụng đinh hay tán.


Khánh Nguyên hiện nay với gần 100 cây cầu có mái che cổ được bảo tồn, là huyện có số lượng cầu có mái che lớn nhất Trung Quốc, bao gồm 21 cây cầu có mái che bằng gỗ.


Làng Nguyệt Sơn, nằm ở phía đông nam của Khánh Nguyên, là ngôi làng có sự phân bố dày đặc nhất của những cây cầu cổ có mái che trong cả nước. Có 10 cây cầu có mái che từ thời cổ đại và hiện có 5 cây cầu được đặt tên là Như Long, Lai Phụng, Bạch Vân, Bộ Thiềm và Cán Khanh.

Cầu Song Môn và cầu Phủ Điền là hai cây cầu vòm bằng gỗ xuất hiện sớm nhất theo sử liệu quốc gia, nằm ở làng Đại Tế, cách quận lỵ 2,5 km. Ngoài ra, làng Đại Tế còn được biết đến là một “Làng Tiến sĩ” - ngôi làng với hơn 300 người dân trong lịch sử này đã sản sinh ra 26 Tiến sĩ Nho học trong 230 năm.

Ở Khánh Nguyên cổ đại, nơi nào có cầu có mái che thì phải có đền thờ, và nơi có đền thờ thì phải có “Thần nấm”. Khoảng 800 năm trước, một thanh niên ở Khánh Nguyên đã trồng thành công nấm hương nhân tạo sớm nhất thế giới, và Khánh Nguyên đã trở thành nơi khai sinh ra công nghệ trồng nấm trên thế giới. Người này tên là Ngô Tam Công, được dân trồng nấm tôn là “Thần nấm”.

Ở làng Tây Dương, trấn Ngũ Đại Bảo, huyện Khánh Nguyên, tại đầu cầu Lan Khê tồn tại một ngôi chùa tên Tây Dương Điện. Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 7 âm lịch là “Mùa hương” của Tây Dương Điện, vào ngày này, dân trồng nấm ở tứ phương về đây tụ hội để cúng tế, biểu diễn tuồng Nấm, hát dân ca Nấm…


Ngày nay, ngành công nghiệp nấm ở Khánh Nguyên vẫn rực rỡ như xưa, với sản lượng hàng năm khoảng 10.000 tấn nấm khô, trở thành trung tâm sản xuất và phân phối bán buôn nấm lớn nhất Trung Quốc.


Tây Dương Điện ngày nay vẫn còn những vở opera đình chùa sôi động, rộn rã tiếng cười sảng khoái, người tham gia như được du hành ngược về quá khứ, phiêu bạt trên dòng sông thời gian.

Có câu “Một ngày trên trời bằng một năm dưới trần gian”, thế nên ở Khánh Nguyên, thời gian cũng không nguyện ý trôi qua nhanh. Vì vậy, vùng đất bị thời gian bỏ quên này cứ lặng lẽ chơi với núi rừng, chờ đợi, không vui với thế sự, cũng không buồn với sự tĩnh lặng vốn có.

Cập nhật: 18/07/2022 Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video