Tìm thấy hổ phách chứa lông khủng long, rận cổ đại 99 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học vừa khai quật được một viên hổ phách chứa lông vũ của khủng long cùng với nhiều con rận cổ đại gần 99 triệu năm trước.

Trước phát hiện nay, hóa thạch rận cổ xưa nhất từng được tìm thấy là 44 triệu năm tuổi, khoảng 22 triệu năm sau khi kỷ nguyên của khủng long kết thúc, theo Inside Science.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hai mảnh của viên hổ phách, khai quật tại thung lũng Hukawng, miền Bắc Myanmar. Chúng được một nhà sưu tầm hổ phách hiến tặng lại cho khoa học vào năm 2016. Phân tích đồng vị phóng xạ cho thấy mẫu vật khoảng 99 triệu năm tuổi.

Nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài ký sinh trùng này vẫn còn nhiều bí ẩn. Việc giải mã cách loài này tiến hóa song hành cùng vật chủ có thể hé lộ nhiều thông tin mới về những loài vật cổ đại mà hóa thạch không thể hiện hết.


Rận cổ đại Mesophthirus angeli bò trên lông vũ của khủng long, có niên đại nằm trong Kỷ Phấn trắng. (Ảnh: Inside Science).

Hổ phách gồm 2 mẫu lông vũ. Dựa trên so sánh với các hóa thạch từng được khai quật, đây là lông của khủng long chứ không phải các loài chim cổ đại, theo Chung Kun Shih, chuyên gia thuộc Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Smithsonian (Mỹ).

Các nhà khoa học cũng tìm thấy 10 con côn trùng ở dạng “nhộng”, chưa trưởng thành, nằm trong hổ phách. Con lớn nhất dài 230 micron, lớn hơn đường kính trung bình sợi tóc của con người là 100 micron. Qua phân tích, các nhà khoa học nhận thấy những sinh vật này có cấu tạo cơ thể tương tự rận hiện đại. Họ đặt tên cho sinh vật vừa được phát hiện là Mesophthirus Engeli.

Mesophthirus có bộ hàm khỏe. Một trong hai mẫu vật lông vũ có dấu hiệu bị cắn, tương tự như cách chấy rận ký sinh trên lông của các loài chim hiện đại. Điều này cho thấy ký sinh trùng trên lông vũ đã tiến hóa trong giai đoạn giữa Kỷ Phấn trắng của Đại Trung Sinh, khi khủng long có lông vũ và chim cổ đại cùng xuất hiện.

Loài bọ cổ đại này có kích thước rất nhỏ với chiều dài chưa đến 0,2 mm, vì vậy các nhà nghiên cứu phải sử dụng kính hiển vi điện tử để xem hình dạng của nó. Vẻ ngoài của Mesophthirus engeli trông rất giống với loài chấy ngày nay, nhưng nó có đầu lớn hơn với hai mắt giống chấm đen ở hai bên và hai xúc tu với ba gai dài trên đỉnh đầu. Có thể nói loài bọ Mesophthirus engeli sở hữu một cơ thể "ba vòng như một", với phần đầu, ngực và bụng rộng bằng nhau, sáu bàn chân ngắn, có móng vuốt và gai dài ở cuối, có thể nắm được.


Phát hiện này cho thấy hành vi ăn lông của côn trùng có nguồn gốc ít nhất là vào thời kỳ giữa kỷ Phấn trắng.

Mặc dù trông giống như một con chấy, rận, nhưng loài Mesophthirus engeli lại khác xa với chấy và rận hiện đại. Do đó, các nhà cổ sinh vật học đã thiết lập một phân loại côn trùng cổ đại mới - Mesophagous caterpillars. So với cơ thể thì miệng của Mesophthirus engeli rất to và khỏe, hai hàng hàm lớn có răng cưa, có khả năng nhai rất mạnh.

Cập nhật: 02/04/2021 Theo Zing/Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video