Phát hiện hoá thạch rết cổ đại 99 triệu năm tuổi

  •  
  • 1.933

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện hoá thạch loài rết cổ đại chưa từng biết đến trước đây ở vùng Đông Nam Á ngày nay. Loài động vật chân đốt này thậm chí có hoá thạch được giữ nguyên vẹn đến mức đáng ngạc nhiên.

Hoá thạch đặc biệt được xác định là của một con rết cái có chiều dài 8,2mm, được bảo quản tốt đến mức các cấu trúc cơ thể rất nhỏ của nó được giữ lại trong điều kiện đặc biệt.

Hình ảnh của loài rết cổ đại mới được tìm thấy.
Hình ảnh của loài rết cổ đại mới được tìm thấy.

Điều này cho phép các nhà khoa học xác định loài động vật chân đốt nhỏ bé này là một loài chưa từng được biết đến trước đây.

Sử dụng phương pháp chụp cắt lớp, các nhà khoa học đã chế tạo một mô hình 3D kỹ thuật số của loài động vật nhiều chân này, được cuộn tròn thành hình chữ "S" bên trong khối hổ phách.

Sinh vật này được cho có 35 vòng cơ thể và túi lưu trữ tinh trùng phát triển đầy đủ ở mặt dưới của nó.

Ngày nay, loài rết rất phong phú và đa dạng, với khoảng 11.000 loài được xác định và có tới 80.000 loài được ước tính tồn tại trên toàn thế giới.

Bằng chứng trong hồ sơ hóa thạch cho thấy, thiên niên kỷ xuất hiện sớm nhất của loài rết này là từ 315 triệu đến 299 triệu năm trước, với một số loài dài gần 2m.

"Trước khi nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có bốn loài động vật nhiều chân được mô tả được tìm thấy từ hổ phách ở Myanmar", nhà nghiên cứu Stoev nói.

Các nhà nghiên cứu hiện đã đặt tên cho một loài rết cổ đại mới này có tên là Burmanopetalum cheapectatum.

Cập nhật: 04/05/2019 Theo Dân Trí
  • 1.933