U nang thanh quản là gì?

Theo các chuyên gia, u nang dây thanh quản (u nang nếp gấp thanh quản) là một tổn thương tại chỗ lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, không phải là ung thư hay tiền ung thư.

Đây là tình trạng thường xuất hiện ở những người thường xuyên lạm dụng quá nhiều giọng nói của mình. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều ở những người sử dụng giọng nói như một phần trong nghề nghiệp.

Hiện tại có ba loại u nang thanh quản thường được tìm thấy, đó là: u nang biểu mô, u nang vảy và u nang tuyến. Trong đó, u nang biểu mô là điển hình nhất, xuất hiện sau một thời gian dài người bệnh lạm dụng dây thanh âm hoặc ho quá mức.

5 dấu hiệu điển hình nhất của u nang thanh quản

Với mỗi bệnh nhân, thì u nang thanh quản sẽ đem lại những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên thông thường bệnh nhân sẽ có 5 dấu hiệu điển hình như sau:

  • Mất giọng đột ngột
  • Khàn tiếng
  • Khó hát cao
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi


U nang dây thanh quản không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, không phải là ung thư hay tiền ung thư.

Ngoài ra, cũng có một số ít bệnh nhân đến viện với biểu hiện khó thở, khó nói. Đây là biểu hiện bệnh đã vào giai đoạn tiến triển và u nang dây thanh đã có kích thước lớn, và gây chèn ép các mô lân cận.

U nang thanh quản có thể điều trị như thế nào?

Dù u nang thanh quản không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng càng được điều trị sớm thì thời gian điều trị càng ngắn, đồng thời có thể giúp người bệnh không cần can thiệp phẫu thuật.

  • Việc chẩn đoán u nang dây thanh âm có thể được thực hiện bằng nội soi thanh quản, cho phép bác sĩ tai mũi họng kiểm tra trực tiếp hai dây thanh âm và xác định tác động của u nang đối với sự rung động của các dây thanh âm. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân hạn chế nói, hát trong một thời gian nhất định.
  • Sau đó, nếu việc kiêng nói không giúp bệnh thuyên giảm hay chỉ thuyên giảm rất ít thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa với các thuốc giảm đau.
  • Bệnh nhân có thể sẽ phải can thiệp phẫu thuật dây thanh nếu các bước điều trị trên đều không cho hiệu quả, hoặc tổn thương ban đầu đã nặng ngay từ lúc xuất hiện. Mục tiêu của phẫu thuật là bóc tách lấy nang ra khỏi mô dây thanh âm nhưng cẩn trọng với mức độ xâm lấn tối thiểu.

Bí ẩn đàn sinh vật triệu con bò lúc nhúc khiến các đoàn tàu Nhật Bản phải ngừng chạy sau mỗi 8 năm

Vì sao rắn hổ mang chúa nuốt chính răng rụng của mình vào bụng?

Cá nheo ăn thịt bồ câu đe dọa hệ sinh thái châu Âu

Cập nhật: 21/01/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video