Bạn sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về loài sinh vật "ngoài hành tinh" này

  •   4,26
  • 7.426

Nhìn thôi không ít người đã quả quyết đây là 1 loài sinh vật "ngoài hành tinh" nhưng sự thật thì...

Khi nhìn thấy sinh vật này, bạn hẳn đã nghĩ chúng là sinh vật ngoài hành tinh? Bởi trông nó thật sự kỳ quái phải không?

Bọ cánh cứng lực sỹ.
Bọ cánh cứng lực sỹ.

Nhưng không đâu, thực chất chúng là 1 con bọ cánh cứng - cụ thể là bọ cánh cứng lực sỹ (Hercules Beetle).

Được biết, đây là chú bọ cánh cứng đang dần hình thành và phát triển lớp vỏ cứng cáp của mình trong 1 chiếc kén.

Theo nhà nghiên cứu côn trùng thì mỗi ấu trùng bọ cánh cứng sẽ "ngủ yên" trong kén khoảng 18 tháng trước khi chính thức trở thành người lớn - với lớp vỏ cứng cùng cặp kìm kiểu sừng rắn chắc.

Ấu trùng bọ cánh cứng Hercules ngủ yên trong kén.
Ấu trùng bọ cánh cứng Hercules ngủ yên trong kén.

Trước khi được cư ngụ trong căn buồng kén kỳ lạ đó, ấu trùng khi trong giai đoạn phát triển thường sử dụng mùn và gỗ mục nát làm thức ăn - nạp năng lượng để chế tạo lớp vỏ cứng.

Giới nghiên cứu sinh vật cho biết, bọ cánh cứng Hercules xếp thứ 3 về độ "khủng" trong tất cả loài bọ cánh cứng. Chúng thường sống ở vùng Nam Mỹ với chiều dài cơ thể có thể đạt tới 17cm (tính cả sừng).

Hai chiếc sừng dài, cong, rắn chắc chiếm phần lớn chiều dài cơ thể là vũ khí dùng để đối đầu với kẻ thù.

Sau khi "lột xác", bọ cánh cứng lực sĩ có vẻ ngoài rắn chắc cùng cặp sừng nhìn thôi cũng thấy sợ.
Sau khi "lột xác", bọ cánh cứng lực sĩ có vẻ ngoài rắn chắc cùng cặp sừng nhìn thôi cũng thấy sợ.

Bọ cánh cứng lực sĩ có khả năng mang một vật nặng gấp... 850 lần trọng lượng cơ thể trên lớp vỏ cứng. Có lẽ chính vì điều này mà nó được đặt tên là Hercules.

Một điểm cực đặc biệt nữa ở loài này đó là bọ cánh cứng lực sĩ thường giao phối trong mùa mưa - lúc này con đực trở nên cực kỳ hung dữ.

Các cá thể đực thường giao đấu với nhau, kẻ chiến thắng được quyền giao phối với con cái. Khi giao đấu, chúng sử dụng sừng của mình để nâng đối thủ của mình lên rồi hạ gục xuống đất.

Bạn hoàn toàn có thể phân biệt được bọ cánh cứng Hercules đực và cái. Con đực trưởng thành sở hữu cặp sừng to lớn nhô ra phía trước, trong khi con cái hoàn toàn không có sừng. Không có sừng nhưng thân hình của các cô nàng bọ cánh cứng này lại dài và lớn hơn khá nhiều.

Cá thể bọ cánh cứng đực (trái) và cái (bên phải).
Cá thể bọ cánh cứng đực (trái) và cái (bên phải).

Nhưng khoẻ như lực sĩ nhưng chu kỳ sống của bọ cánh cứng Hercules chỉ khoảng 1,5 năm - 2 năm mà thôi, trong đó chúng sống dưới lòng đất dạng ấu trùng từ 10 - 16 tháng, và sống thêm 4 - 6 tháng lúc trưởng thành.

Điểm mặt các loài bọ hung hăng có vẻ ngoài đáng sợ

Cập nhật: 28/04/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,26
  • 7.426