Bí ẩn ngôi làng đang chìm dần xuống biển

  •  
  • 611

Sự xói mòn gây ra bởi những con sóng, cùng với sự dâng lên của nước biển đã nhấn chìm 300 hecta đất tại Bedono, một ngôi làng trên đảo Java, Indonesia.

Sinh kế thay đổi

Thuyền máy chạy chậm dọc theo một con kênh chạy giữa rừng ngập mặn ở làng Bedono, vốn là một khu du lịch sinh thái ở bờ biển phía Bắc của đảo Java, Indonesia. Từ rừng cây ngập mặn này, có thể nhìn thấy tàn tích của những ngôi nhà bị bỏ hoang và bị ngập một phần.

“Khu vực mà giờ đang là rừng ngập mặn này, trước đây đã từng là một khu dân cư” – hướng dẫn viên du lịch Aryo Rifai giới thiệu.

 Một ngôi nhà bị chìm phân nửa dưới nước biển ở làng Bedono, đảo Java, Indonesia.
 Một ngôi nhà bị chìm phân nửa dưới nước biển ở làng Bedono, đảo Java, Indonesia.

Khi lái chiếc thuyền máy đi qua khung cảnh kỳ lạ, ông Rifai giải thích rằng, sự xói mòn gây ra bởi những con sóng bắt đầu làm suy yếu Bedono vào những năm 1990, đánh chìm ba ấp: Senik, Tambaksari và Mondoliko. Đến nay, khoảng 300 hecta đất trong làng đang chìm dưới nước. Đường bờ biển cũng đã bị lùi 5km vào đất liền.

Hơn 500 gia đình đã buộc phải sơ tán đến các khu vực an toàn hơn. Một dải đất nông nghiệp màu mỡ đã bị thay thế bằng những cánh rừng ngập mặn.

“Người dân ở đây chưa bao giờ dám nghĩ rằng, sự thịnh vượng của họ sẽ biến mất vì xói mòn”, ông Rifai, 51 tuổi, chỉ ra một nhà thờ Hồi giáo có phần móng đã bị nhấn chìm trong nước, các bức tường của nó u tối và buồn tẻ. Cò, loài sinh vật đặc hữu và được bảo vệ ở khu rừng này, đậu trên các cành cây, quan sát chúng tôi.

Rifai đưa chúng tôi đến một khu vực, nơi từng có trại cá, các khu nhà ở công cộng và khu định cư. Ông từng làm việc tại một trong những trang trại của gia đình, trước khi chuyển sang nghề lái thuyền và hướng dẫn viên du lịch vào thời điểm khu vực bị nhấn chìm bởi nước biển.

Người dân câu cá trên những khối bê tông vốn đã từng là phần chóp của chiếc cầu gần làng Bedono.
Người dân câu cá trên những khối bê tông vốn đã từng là phần chóp của chiếc cầu gần làng Bedono.

“Trước đây, nơi này là một cái hồ nước”, ông nói, chỉ vào mặt nước, “Bây giờ, nó đã biến mất, hòa mình cùng biển cả”.

Một số người đang câu cá trên các tấm bê tông tạo thành một phần của cây cầu. Một ngôi nhà nhỏ được bao quanh bởi nước biển, được bảo vệ bởi một đê chắn sóng, hóa ra là một ngôi mộ.

 Mộ của Abdullah Mudzakir bị bao quanh bởi biển cả.
 Mộ của Abdullah Mudzakir bị bao quanh bởi biển cả.

“Tất cả mọi thứ đã bị phá hủy bởi những con sóng, ngoại trừ mộ của Abdullah Mudzakir. Thật là lạ, phải không?”, ông Rifai ngậm ngùi.

Đa phần khách du lịch Hồi giáo đồng ý với điều đó. Họ hành hương đến ngôi mộ của Mudzakir, vốn là một người cao tuổi và giáo sĩ đáng kính trong khu vực. Ngôi mộ của ông và một số người khác ở gần đó là những thứ duy nhất không bị chìm, khiến một số người dân địa phương tin rằng, có những thế lực siêu nhiên liên quan.

Khách du lịch hành hương đến ngôi mộ của Mudzakir.
Khách du lịch hành hương đến ngôi mộ của Mudzakir.

Hầu hết các thành phố ven biển sẽ bị nhấn chìm?

Xói mòn nghiêm trọng xảy ra ở hầu hết các khu vực ven biển ở Indonesia, một quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo. Tình trạng này xảy ra a bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm mực nước biển tăng do biến đổi khí hậu toàn cầu, việc chuyển đổi rừng ngập mặn sang trang trại nuôi cá, sụt lún đất do quá tải các tòa nhà và khai thác nước ngầm quá mức, cải tạo đất và xây dựng cơ sở hạ tầng nhô ra biển.

Như ở Bedono, thiệt hại về môi trường xảy ra từ những năm 1990, khi dân làng bắt đầu chuyển đổi ruộng lúa và rừng ngập mặn sang trang trại nuôi cá. Họ nuôi cá con được thu hoạch hai lần một năm và dân làng tiếp tục xóa bỏ rừng ngập mặn để có thể nuôi nhiều cá hơn.

 Cô bé Icha Fahesya Della, 9 tuổi, đứng trong ngôi nhà của mình ở Bedono
 Cô bé Icha Fahesya Della, 9 tuổi, đứng trong ngôi nhà của mình ở Bedono, vốn cũng đang chìm dần dưới làn nước.

Chính phủ cố gắng làm chậm quá trình xói mòn bằng cách trồng các cánh rừng ngập mặn, đồng thời xây dựng hàng rào ven biển bằng tre và bê tông. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, mối đe dọa vẫn hiện hữu và có thể gia tăng.

Viện Khoa học Indonesia dự báo, tới năm 2050, mực nước biển sẽ tăng 25 – 50cm, và tới năm 2100, hầu hết thành phố ven biển ở Indonesia sẽ bị nhấn chìm.

Cập nhật: 22/08/2019 Theo khampha
  • 611