Rùa biển ở phía bắc Thái Bình Dương rất nhạy cảm với nhiệt độ, do đó chúng không thể bơi qua vùng phía đông Thái Bình Dương lạnh giá.
Tuy nhiên, một số ít trong số chúng bằng cách nào đó vẫn đến được bờ biển Baja California. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích được bí mật về chuyến di cư này. Nhưng, gần đây các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về hành lang nhiệt cho phép những con rùa di chuyển qua rào cản dưới đại dương lạnh đến Baja California.
“Tôi nghĩ đây là một khám phá thực sự quan trọng trong khoa học về rùa biển” - tác giả nghiên cứu Larry Crowder, giáo sư sinh thái và bảo tồn biển tại Trạm Hàng hải Hopkins của Viện Môi trường Stanford Woods, nói với ABC News.
“Mọi người từ lâu đã biết rằng, những con rùa quản đồng đầu to (longgerhead) được tìm thấy ở Baja California và gần bờ biển Thái Bình Dương của Mexico nhưng không ai biết chúng đến đó từ đâu”.
Rùa quản đồng sinh sản và đẻ trứng trên các bãi biển của Nhật Bản.
Quần thể rùa quản đồng sinh sản và đẻ trứng trên các bãi biển của Nhật Bản. Từ đó, những con rùa quản đồng chưa trưởng thành di chuyển về phía đông, thường là đến trung tâm Thái Bình Dương, nơi chúng ở cho đến khi đủ lớn để không bị đe dọa bởi các loài động vật ăn thịt, rồi quay trở lại Nhật Bản. Hầu hết các con rùa không du hành xa hơn về phía đông bởi vì, giống như những động vật phụ thuộc vào môi trường để duy trì nhiệt độ cơ thể, chúng đặc biệt nhạy cảm với nước lạnh. Nhưng, một số con rùa quản đồng di chuyển tới bờ biển Baja California. Một nhóm nghiên cứu của Đại học Stanford do Dana Briscoe dẫn đầu đã sử dụng nhiều phương pháp để kết nối các điểm di cư của loài rùa với điều kiện di chuyển của chúng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng, theo các dữ liệu theo dõi vệ tinh 231 con rùa, có 6 con đã đến được bờ biển phía đông. Cả 6 con rùa này đều di cư trong nhiều năm liền khi nhiệt độ nước biển ấm hơn mức thông thường do El Niño (sự biến động nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương có tác động đáng kể đến khí hậu). Theo nghĩa hẹp hơn, El Niño là pha của Dao động phương Nam, khi khu vực nước nóng gần bề mặt dịch chuyển về phía đông, trong khi gió mậu dịch suy yếu hoặc ngừng hoàn toàn, và dòng chảy chậm lại ở phần phía đông của Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển Peru. Còn hiện tượng La Niña là dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương.
Giáo sư Crowder nói: “Có một cánh cửa sẽ mở ra khi trời ấm lên, và nếu những con rùa ở đúng nơi vào đúng thời điểm, chúng có thể nhảy sang bán cầu khác”.
Giả thuyết hành lang nhiệt
Để tìm hiểu sâu hơn về "giả thuyết hành lang nhiệt", các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần nguyên tử của xương rùa. Các biến thể của cùng một nguyên tố chỉ khác nhau về trọng lượng, chẳng hạn như các loại cacbon nặng hơn hoặc nhẹ hơn, có mặt với lượng khác nhau trong các loại thực phẩm khác nhau. Và ở những con rùa di chuyển theo những con đường khác nhau, chế độ ăn uống của chúng gây ra sự khác biệt trong xương, cái gọi là dấu hiệu đồng vị. Những dấu hiệu này cho phép các nhà nghiên cứu so sánh chế độ ăn của rùa và xác định thời điểm chúng đến bờ biển.
Giáo sư Crowder cho biết: “Đối với mỗi con rùa có sự chuyển đổi trong dấu vân tay đồng vị ổn định, chúng tôi có thể xác định khi nào nó đã đến bờ biển”.
"Trong những năm ấm hơn, số lượng rùa quản đồng di cư đã tăng lên, điều này cũng xác nhận giả thuyết của chúng tôi".
Giả thuyết về hành lang nhiệt bổ sung một đặc điểm thú vị cần xem xét khi nghiên cứu các cuộc di cư của rùa biển. Tuy nhiên, giả thuyết này cũng đặt ra một số câu hỏi, cô Christine Figgener, nhà sinh học biển, người Costa Rica, nghiên cứu về hệ sinh thái hành vi của rùa biển, cho biết. Một trong những câu hỏi: bằng cách nào rùa biển quay trở lại Nhật Bản để làm tổ đẻ trứng.
Cô Figgener nói: “Điều này tạo ra cơ hội cho chúng tôi mở và đóng các hành lang nhiệt”.
Khám phá này không chỉ mang lại kết quả rất đáng khích lệ, cô Figgener lưu ý, mà còn cung cấp thông tin quan trọng về những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu.
"Khi nhiệt độ thay đổi và các dòng hải lưu ấm lên hoặc lạnh đi, điều này ảnh hưởng đến tự nhiên và xã hội, cô Figgener nói. Nhưng tôi không chắc chắn đây là ảnh hưởng tốt hay xấu".
Trong những năm 2014-2016, một số chú rùa biển đã xuất hiện ở San Diego, California.
“Mọi người đã cho rằng, chúng vừa mới đến đây từ Mexico sau khi di chuyển dọc theo bờ biển” - giáo sư Crowder nói.
Trong một nghiên cứu trước đây, tác giả bài báo này đã phân tích dấu hiệu đồng vị trên các mẫu da từ vịnh San Diego. Nếu những con rùa di chuyển dọc theo bờ biển, trên mẫu da của chúng phải có các dấu hiệu đồng vị từ Baja California. Nhưng, các nhà khoa học đã tìm thấy điều ngược lại. Những con rùa có thể thực hiện được hành trình này nhờ nước ấm khi El Ninõ xảy ra. Hơn nữa, chúng không đến từ vùng ven biển thấp hơn.
"Những con rùa quản đồng đầu to (longgerhead) đã xuất hiện ở San Diego, nhưng, chúng đã đến đó không phải từ Mexico mà từ trung tâm Thái Bình Dương", giáo sư Crowder nhận xét.
Các đại dương đang nóng lên, điều này có thể mở rộng môi trường sống của rùa biển đến những nơi chúng chưa từng đến, và nhờ đó, con cái có thể có nhiều con hơn.
Ông Crowder nói: “Chúng ta cần phải tìm ra cách để giữ môi trường an toàn cho những chú rùa con để chúng có thể lớn lên và quay trở lại Nhật Bản”.