Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều bệnh về mắt

  •  1 2 3 4 5
  • 72

Biến đổi khí hậu có thể tăng tỷ lệ gây ra nhiều bệnh về mắt, một nghiên cứu chỉ ra.

Những nhà nghiên cứu Canada đã so sánh tỷ lệ về vấn đề thị lực của 1.7 triệu người trong 50 bang của Mỹ. Họ phát hiện ra rằng những người sống ở nơi nóng hơn gặp vấn đề suy giảm thị lực nghiêm trọng gấp gần 50% những người ở nơi lạnh hơn.

Tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím mạnh hơn bình thường phá hủy giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc mắt, đồng thời cũng gặp nguy cơ bị kích ứng và nhiễm trùng.

Những chuyên gia nói các nghiên cứu là “đáng lo ngại” trong bối cảnh nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 2 độ F (1.1 độ C) từ cuối những năm 1800.

Mối liên hệ giữa việc suy giảm thị lực và nhiệt độ trung bình rất đáng lo ngại
“Mối liên hệ giữa việc suy giảm thị lực và nhiệt độ trung bình rất đáng lo ngại. (Ảnh minh họa).

Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Esme Fuller-Thomson, nhà lão khoa ở Đại học Toronto nói: “Với biến đổi khi hậu, chúng tôi dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên. Điều quan trọng là theo dõi xem tỷ lệ suy giảm thị lực ở người lớn tuổi có tăng lên trong tương lai hay không”.

Ông Thomson, cũng là Giám đốc Viện nghiên cứu Lão hóa và Cuộc sống của Đại học Toronto nói thêm, Mối liên hệ giữa việc suy giảm thị lực và nhiệt độ trung bình rất đáng lo ngại, nếu nghiên cứu trong tương lai xác định mối liên hệ này là quan hệ nhân quả”.

Nghiên cứu, được xuất bản trong bài báo “Dịch tễ học nhãn khoa”, nhìn vào những người từ 65 tuổi trở lên giữa năm 2012 và 2017.

Trong nghiên cứu, người tham gia trả lời câu hỏi: “Người này bị mù phải không hoặc anh ấy/cô ấy gặp khó khăn nghiêm trọng về việc nhìn thậm chí khi đeo kính?” Những người trả lời “đúng” được cho là bị suy giảm thị lực nghiêm trọng.

Trong báo cáo, những điều kiện bệnh nhân gặp phải bao gồm bệnh đục thủy tinh thể, thủy tinh thể của mắt bị đục và là một trong những lý do chính dẫn đến mù lòa ở Mỹ; bệnh tăng nhãn áp, khi dây thần kinh mắt bị hủy hoại; và bệnh viêm kết mạc, hoặc viêm niêm mạc mắt do kích ứng hoặc nhiễm trùng.

So với những người sống ở những bang với nhiệt độ trung bình thấp hơn 50 độ F như New York và Maine, những người sống ở bang có nhiệt độ trên 60 độ F - Florida, Texas và Georgia - đối mặt với nguy cơ cao hơn.

Những người sống ở khu vực với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 55 độ F trở lên như Virginia, Kentucky và California - có khả năng gặp vấn đề thị lực cao hơn 24%. Những người ở các bang có nhiệt độ trung bình từ 50 đến 54.99 độ F có khả năng gặp khó khăn cao hơn 14%.

Những nhà khoa học cảnh báo rằng, nghiên cứu chỉ mang tính quan sát, nghĩa là nó không thể chứng minh nhiệt độ ấm hơn dẫn đến những vấn đề thị lực. Họ nói cần có những nghiên cứu xa hơn.

Nhưng trong báo cáo, Đại học Toronto - đội dẫn đầu, đề xuất nhiều giả thiết làm thế nào nhiệt độ ấm hơn đang làm tăng nguy cơ về vấn đề thị lực.

Một giả thuyết cho rằng việc tiếp xúc nhiều hơn với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời đang dẫn đến sự tàn phá với thủy tinh thể và những phần khác của mắt, tăng nguy cơ gặp các bệnh như bệnh đục nhân mắt. Họ nói, nhiệt độ cao hơn cũng có thể tăng nguy cơ gặp vấn đề thị lực do tăng khả năng mắc bệnh truyền nhiễm, ví dụ như viêm giác mạc do nấm - khi một loại nấm lây nhiễm vào một phần của mắt. Thời tiết ấm lên cũng dẫn đến nhiều chất ô nhiễm hơn trong không khí, điều các nhà khoa học cảnh báo có thể thay đổi cấu trúc các phần của mắt.

Trong phần kết luận, các nhà khoa học nói: “Nếu mối liên hệ này được coi là nguyên nhân, sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu được dự đoán có thể tác động đến số lượng người cao tuổi ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm thị lực nghiêm trọng, sức khỏe liên quan và gánh nặng kinh tế”.

Hơn 24 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng bởi bệnh đục nhân mắt, một trong những bệnh về mắt phổ biến nhất và là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa ở Mỹ.

Cập nhật: 12/07/2023 Đại Đoàn Kết
  • 1 2 3 4 5
  • 72