Biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên và đây là những thành phố chịu khổ nhất thế giới

  •  
  • 1.601

Một trong những mối đe dọa lớn nhất thế giới hiện nay là nước biển dâng cao do quá trình Trái đất nóng lên. Các thống kê cho thấy chỉ cần tăng thêm 3 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp, sẽ có 275 triệu người không còn nơi ở.

Kể từ năm 2015, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã không ngừng nỗ lực để ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng lên, ít nhất là giới hạn trong ngưỡng 2 độ C so với mức nhiệt độ trung bình thời tiền công nghiệp.

Nhưng rất tiếc, theo dự báo từ năm 2017 thì đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn mức ấy, lên khoảng 3,2 độ C.

Mực nước biển sẽ không ngay lập tức dâng lên song thế giới hoàn toàn không thể tránh khỏi thảm họa ngập lụt. Vậy những quốc gia nào sẽ phải chịu hậu quả nặng nề nhất?

1. Miami - Mỹ

Miami sẽ là thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Miami sẽ là thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nhiệt độ tăng lên, Miami sẽ là thành phố chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tại đây, mực nước biển sẽ dâng cao hơn bất kỳ địa điểm nào nếu nhiệt độ tăng đúng như dự đoán. Toàn bộ các con đường thành phố sẽ bị ngập ít nhất 0,5m.

Thậm chí chỉ với 2 độ C tăng thêm - đúng như những gì trong Hiệp định Paris đã ký kết, toàn bộ khu vực phía nam hồ Okeechobee cũng sẽ ngập lụt. Hơn 7 triệu cư dân sẽ mất chỗ ở. Chỉ tính riêng ở quận Miami-Dade, thiệt hại trong 15 năm tới ước tính trung bình cũng rơi vào khoảng 1 tỉ USD/năm.

Trên khắp Miami hiện tại, sự cấp bách đang thể hiện rõ. 192 triệu USD được chi nhằm nâng cấp các trạm bơm, cải thiện thoát nước và nâng cao tường bê tông chắn sóng biển.

Cái thuận tiện của Miami là toàn bộ cư dân thành phố nhận thức sâu sắc vấn đề, sẵn sàng đóng góp tài chính bảo vệ nơi sinh sống. Các đề xuất vì thế sớm được đưa vào thực hiện, bao gồm cả kế hoạch quản lý nước mưa và nâng cấp các tuyến đường.

2. Osaka - Nhật Bản

Những cơn bão dai dẳng và mưa không dứt sẽ khiến Osaka có nguy cơ bị nhấn chìm đầu tiên.
Những cơn bão dai dẳng và mưa không dứt sẽ khiến Osaka có nguy cơ bị nhấn chìm đầu tiên.

Những cơn bão dai dẳng và mưa không dứt sẽ khiến Osaka có nguy cơ bị nhấn chìm đầu tiên. Theo dự đoán, Osaka sẽ ngập trong nước, khiến ít nhất 1/3 trong tổng số 19 triệu dân nơi đây không còn đất dung thân.

Theo báo cáo của Hiệp hội Các Nhà Khoa học Quan tâm (CCS), mực nước biển dâng lên, cộng thêm bão và các yếu tố khác, Osaka sẽ thiệt hại khoảng gần 1 tỷ USD.

Trên thực tế, Osaka có sẵn mạng lưới cửa biển, công trình phòng thủ bờ biển để đối phó với sóng thần. Tuy nhiên, thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 đã cho thấy giới hạn của sức người.

Toshikazu Nakaaki, nhân viên Phòng Môi trường Osaka chia sẻ: "Chúng tôi biết Osaka sẽ hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, chưa thể xác định chính xác những gì sẽ xảy ra và mức độ thiệt hại là bao nhiêu.

Mực nước biển sẽ tăng lên ở thời điểm nào đó trong tương lai không chỉ là dự đoán, chúng thực sự đang dâng cao rồi".

3. Alexandria - Ai Cập

Hầu hết người dân tại Alexandria chưa nhận thức được tác hại của biến đổi khí hậu.
Hầu hết người dân tại Alexandria chưa nhận thức được tác hại của biến đổi khí hậu.

Ngoài bờ biển Alexandria, sóng từ từ liếm lên các chân ghế nhựa, ô dù của các quán cà phê bãi biển. Nổi tiếng với quang cảnh đẹp mê hồn mang giá trị lịch sử, nhưng thành phố này rồi sẽ rơi chìm xuống dưới biển nếu con người không sớm hành động.

Ngay cả khi mực nước biển chỉ dâng 0,5m, 8 triệu cư dân tại Alexandria cũng đã buộc phải di tản.

"Đại đa số người Alexandria không được tiếp cận với kiến thức về biến đổi khí hậu. Đó là điều tôi thật sự lo lắng" - Kareem Mohammed, sinh viên 22 tuổi chia sẻ.

"Hầu hết đều cho rằng xử lý biến đổi khí hậu là chuyện 50-80 năm nữa làm cũng không muộn" - Hazem Hassan, sinh viên khác tỏ ra đồng tình.

Hiện tại, Ai Cập đang chi 700 triệu USD mỗi năm để bảo vệ các bờ biển phía Bắc. Tuy nhiên, cái Ai Cập cần nhiều hơn nữa là nâng cao ý thức của cư dân.

4. Rio de Janeiro - Brazil

Những cơn bão trong vài năm trở lại đây đã phá hủy hàng trăm mét đường bao bờ biển Macumba.
Những cơn bão trong vài năm trở lại đây đã phá hủy hàng trăm mét đường bao bờ biển Macumba.

Có rất nhiều lý do để Rio de Janeiro phải lo sợ về vấn đề Trái đất nóng lên. Lũ lụt nếu xảy ra sẽ không chỉ đe dọa các bãi biển nổi tiếng ở Rio - như Copacabana - mà còn nhiều địa danh khác nữa bao gồm cả Barra de Tijuca, nơi tổ chức Thế vận hội Olympic 2016.

Những cơn bão trong vài năm trở lại đây đã phá hủy hàng trăm mét đường bao bờ biển Macumba - điểm lướt sóng phổ biến ở phía tây Rio. Sóng lớn cũng đã khiến ít nhất hai người thiệt mạng vào năm 2016.

"Thách thức hiện tại là làm sao nâng cao nhận thức và kỹ năng giám sát các hiện tượng đại dương, sự thay đổi của đáy biển, bờ biển" - phát ngôn viên của Phòng Môi trường thành phố cho biết.

5. Thượng Hải - Trung Quốc

17,5 triệu cư dân Thượng Hải sẽ buộc phải di dời nếu nước biển dâng.
17,5 triệu cư dân Thượng Hải sẽ buộc phải di dời nếu nước biển dâng.

Là một trong những cảng biển lớn nhất thế giới, Thượng Hải cũng không tránh khỏi nguy cơ bị ngập trong tương lai không xa.

Từ làng chài hẻo lánh được bao bọc bởi sông Dương Tử phía bắc, Thượng Hải sớm phát triển thành nơi giao thương quan trọng bậc nhất. Nhưng vào năm 2022, nơi đây trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới có nguy cơ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu.

17,5 triệu cư dân Thượng Hải sẽ buộc phải di dời nếu nước biển dâng. Phần lớn Thượng Hải, bao gồm cả khu vực trung tâm, bến cảng lịch sử, sân bay... sẽ chìm trong biển nước.

Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều bước đi vững chắc nhằm giải quyết mối đe dọa này. Họ xây dựng hệ thống thoát nước sâu nhất quốc gia bên dưới sông Tô Châu, gồm 15km đường ống, đảm bảo thoát nước cho 58km2.

Cập nhật: 30/06/2018 Theo helino
  • 1.601