Bức xạ khổng lồ phóng ra sau khi lỗ đen "nuốt" gọn một hành tinh

  •  
  • 7.674

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn đã ghi hình được việc một luồng bức xạ khổng lồ phóng ra từ hố đen vũ trụ, sau khi nó "nuốt" gọn một hành tinh. Quá trình này được các nhà khoa học tin là mấu chốt nắm giữ việc hình thành các dải thiên hà ngày nay.

Kính thiên văn WISE đã chụp lại được ảnh một hố đen siêu khồng lồ nuốt chửng một hành tinh.
Kính thiên văn WISE đã chụp lại được ảnh một hố đen siêu khồng lồ nuốt chửng một hành tinh.

Hình ảnh nêu trên được ghi lại bởi kính thiên văn WISE của NASA. Theo đó, nó đã chụp lại được ảnh một hố đen siêu khồng lồ thường tồn tại bên trong trung tâm của những dãi ngân hà. Siêu lỗ đen này có kích thước lớn gấp hàng triệu lần mặt trời của chúng ta, với lực hấp dẫn cực kỳ mạnh của lỗ đen này, ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi sức hút của nó.

Khi một hành tinh bị lỗ đen này hút vào, không phải hoàn toàn 100% hành tinh bị nuốt chửng mà sẽ có một chuỗi năng lượng là các tia bức xạ cực mạnh sẽ bị lỗ đen này phóng ra ngoài, giống như khi gã khổng lồ "ợ hơi" sau khi ăn no. Hiện tại các nhà thiên văn vẫn chưa xác định được dải tia sáng phát ra này là gì, họ tạm có một giả thiết đó là phía xa bên ngoài lỗ đen, có những lớp bụi vũ trụ vô tình bắt lửa với những dãy bức xạ phóng ra khỏi lỗ đen khi một hành tinh bị nuốt, tạo nên vệt sáng kia.

Các nhà khoa học cho biết cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định được hiện tượng kì thú này. Họ hi vọng có thể xác định được bao nhiêu năng lượng đã được tạo ra trong quá trình các hành tinh bị lỗ đen vũ trụ phá hủy và tạo ra những vệt sáng đầy năng lượng kia.

Cập nhật: 19/09/2016 Theo Tinh Tế
  • 7.674