Cà phê tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng hợp

Những người không nên uống cà phê
  •  
  • 3.101

Khoa học đã chứng minh cà phê là một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, đây không phải là loại thức uống dành cho tất cả mọi người.

Theo Bệnh viện tim mạch Hà Nội, cà phê là một loại thức uống tốt cho sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, nó cũng mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Làm tóc bạc sớm: Đây là một tác dụng gián tiếp. Chúng ta đều biết rằng tình trạng thiếu hoặc giảm melanin (hắc tố) trong thân của lông, tóc sẽ khiến lông, tóc bị bạc. Chưa có nghiên cứu chính thống nào nói rằng cà phê làm giảm melanin (hắc tố) trong tóc nhưng cà phê lại là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến mất ngủ.

Sự lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sanh hay yếu tố tuổi già kích hoạt phản ứng dây chuyền làm ảnh hưởng đến hoạt động của melanocyte, xáo trộn việc tổng hợp melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc. Nguyên nhân bạc tóc là sự lão hóa của cơ thể khiến các melanocytes sản xuất mỗi lúc một ít dần các sắc tố melanin.

Cà phê làm tăng cao nguy cơ bị viêm loét dạ dày
Cà phê làm tăng cao nguy cơ bị viêm loét dạ dày.

  • Gây tiêu chảy.
  • Cà phê có chứa hàm lượng caffeine có thể gây kích thích thần kinh, khiến người sử dụng bị mất ngủ.

Một vấn đề nữa cần lưu ý là không phải ai cũng thích hợp để sử dụng cà phê. Theo các bác sỹ, những người dưới đây nên hạn chế hoặc không nên dùng cà phê:

  • Người bị bệnh đau dạ dày: Ở một số người thì việc tiếp xúc với chất Acid chlorogenic có trong cà phê (đặc biệt là khi dạ dày đang rỗng) sẽ có thể dẫn đến sự kích thích niêm mạc dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị kích thích, cảm giác đau bụng, ợ nóng, nấc cụt, buồn nôn và nôn ói sẽ xảy ra. Cà phê cũng làm tăng cao nguy cơ bị viêm loét dạ dày hoặc khiến cho bệnh đau dạ dày có những diễn biến nặng hơn.
  • Bệnh viêm tụy (vì nó có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn): Nếu uống nhiều cà phê, lượng insulin trong máu sẽ tăng, làm mất cân bằng cơ thể và ảnh hưởng không tốt tới tuyến tụy.
  • Bệnh xương khớp: Tiêu thụ nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ loãng hoặc giòn xương bởi vì nó có thể tăng tốc độ mất xương.
  • Trẻ em, trẻ vị thành niên.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS): Angel Planells, chuyên gia dinh dưỡng và cựu Chủ tịch của Học viện Bang Washington, cho biết: "Caffeine có thể làm tăng nhu động ruột, bao gồm tăng khả năng bị tiêu chảy - một triệu chứng chính của hội chứng ruột kích thích (IBS)".
  • Người bị tăng nhãn áp: Chuyên gia dinh dưỡng Angel Planells nói: "Áp lực nội nhãn tăng lên đối với những người mắc bệnh tăng nhãn áp khi uống cà phê. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh uống". Theo nghiên cứu của Mount Sinai, uống nhiều caffeine làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp ở những người vốn đã có khuynh hướng tăng nhãn áp.
  • Người bị bàng quang hoạt động quá mức: Một trong những tác dụng phụ của cà phê đối với bàng quang là nó làm tăng tần suất bạn đi tiểu. Điều này là do caffeine có thể làm thay đổi hoạt động của bàng quang, ảnh hưởng đến tần suất bạn đi tiểu và cả lượng nước tiểu. Chuyên gia dinh dưỡng Sue Heikkinen nói: "Nếu bạn không thường xuyên uống cà phê, cơ thể bạn còn nhạy cảm hơn với đồ uống này".

Người bị bệnh tim cần hạn chế uống cà phê chứa caffeine
Người bị bệnh tim cần hạn chế uống cà phê chứa caffeine. (Ảnh: Shutterstock).

  • Người bị bệnh tim: Chuyên gia dinh dưỡng Kelli McGrane cho biết: "Caffeine từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời". Những người mắc bệnh tim phải nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe về việc họ được phép tiêu thụ bao nhiêu cà phê là an toàn cho sức khỏe. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ đã kết luận có khả năng huyết áp tăng đột biến trong thời gian ngắn khi uống caffeine. Tuy nhiên, không đủ bằng chứng thuyết phục về bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đối với huyết áp hoặc sức khỏe tim mạch.
  • Người bị rối loạn giấc ngủ: Theo khuyến nghị của Tổ chức giấc ngủ, tránh dùng caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu từ tạp chí Y học về Giấc ngủ Lâm sàng cho thấy tiêu thụ caffeine 6 giờ trước khi đi ngủ có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ. Những phát hiện này dựa trên mức 400 miligram caffeine, tương đương với khoảng 4 tách cà phê. Mặc dù bạn có thể sẽ không uống nhiều caffeine như vậy vào buổi chiều, caffeine rõ ràng có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ.
  • Người có mức độ lo lắng cao: Chuyên gia dinh dưỡng Kelli McGrane nói: "Caffeine là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng ở một số người. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc hoảng loạn, bạn có thể cân nhắc tránh hoặc giảm việc uống cà phê chứa caffeine". Nghiên cứu từ Bệnh viện Đa khoa Tâm thần cho thấy tiêu thụ lượng caffeine cao hơn (khoảng 5 tách cà phê mỗi ngày) có khả năng gây ra các cơn hoảng loạn ở những người mắc chứng lo âu.
  • Uống cà phê nhiều gây loãng xương. Thực tế, nếu chỉ uống một lượng nhỏ cà phê vào thời điểm sau khi ăn sáng no, trong khung 10 giờ sáng thì không có vấn đề nào xảy ra với cơ thể. Nhưng nếu bạn uống một lượng lớn cà phê hàng ngày, đặc biệt còn uống vào tầm chiều tối muộn thì nhiều vấn đề sức khỏe sẽ dễ xảy ra.

Trong cà phê có chứa nhiều caffeine và đây cũng là chất có liên quan đến bệnh loãng xương. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Orthopaedic Surgery and Research (Tạp chí phẫu thuật chỉnh hình và nghiên cứu) vào năm 2006, caffeine có thể làm cho các tế bào xương (những tế bào có liên quan trong việc hình thành xương mới) hoạt động kém hiệu quả.

"Caffeine cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi ở ruột và tăng tốc độ bài tiết canxi, có khả năng dẫn đến tình trạng mất xương. Canxi là điều cần thiết để giúp xương chắc khỏe" - theo Julia Thomson, một y tá chuyên môn của Hiệp hội Loãng xương Quốc gia (The National Osteoporosis Society) cho biết. Vì vậy, cô cũng khuyên mọi người không nên uống quá 3 ly cà phê mỗi ngày và nên cho thêm sữa vì cà phê sữa có thể giúp chống lại các tính chất loại bỏ canxi của caffeine.

Vậy còn đối với những người bình thường, uống bao nhiêu ly cà phê một ngày là hợp lý?

Các bác sỹ khuyên rằng bạn không nên uống quá 4 ly cà phê mỗi ngày (khoảng 400 mg) vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như lo âu hoặc kích thích.

Không nên uống cà phê khi vừa mới ngủ dậy và khi đói bụng.
Không nên uống cà phê khi vừa mới ngủ dậy và khi đói bụng.

Người Việt Nam thường có thói quen uống cà phê vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng không nên uống cà phê khi vừa mới ngủ dậy và khi đói bụng. Trong hạt cà phê có chứa thành phần axit gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non. Nếu uống cà phê khi đang đói bụng sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit, gây tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.

Một lưu ý nữa là người bị mắc bệnh tim mạch có thể uống cà phê ở mức cho phép khoảng 170 mg mỗi ngày, vì caffein làm tăng sự nhạy cảm của hệ thống thần kinh, kích hoạt hệ thống tim mạch.

Nhiều người thắc mắc không biết cà phê có tác dụng giảm cân hay không? Các bác sỹ cho rằng nếu muốn giảm cân, bạn chỉ nên uống cà phê đen không thêm đường hay sữa vì chúng sẽ làm tăng lượng calo trong cơ thể, khiến bạn không thể giảm cân.

Cà phê an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thai phụ chỉ nên uống 1-2 ly nhỏ trong ngày, nếu uống quá nhiều gây mất ngủ, ảnh hưởng thần kinh, rối loạn tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, Caffein có trong cà phê còn kích thích xuất tiết dịch dạ dày vì thế có thể xuất hiện tình trạng ợ nóng, co thắt dạ dày và trào ngược ở một số người.

Cập nhật: 03/10/2024 Tổng Hợp
  • 3.101