Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Y Harvard đã phát triển được ba cách khác nhau để biến các tế bào riêng lẻ thành tia laser có thể phát ra luồng ánh sáng khi được kích thích.
Theo trang New Scientist cho biết, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được da người có thể được khai thác để phát ra các luồng ánh sáng.
Trong thử nghiệm ban đầu, các nhà nghiên cứu đã tiêm các giọt dầu nhỏ, bổ sung thêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào trong tế bào da của con người. Khi kích thích bằng nguồn sáng vào các giọt dầu đó, các nhà khoa học phát hiện tahasy thuốc nhuộm huỳnh quàng đã phát ra một chùm ánh sáng tập trung giống như tia laser.
Trong một thử nghiệm thứ hai, các nhà khoa học đã để cung cấp các hạt polystyrene có kích thước khoảng 10 micron cho các đại thực bào (một loại tế bào máu trắng) tiêu hóa. Sau đó, họ cũng tiến hành kích thích các tế bào và thu được kết quả tương tự.
Và trong thử nghiệm cuối cùng, nhóm nghiên cứu thậm chí đã quan sát thấy những giọt dầu còn sót lại trong tế bào cũng có thể sử dụng tới hết. Trên thử nghiệm với da lợn, khi dùng ánh sáng kích thích các tế bào có chứa thuốc nhuộm huỳnh quang, kết quả cũng cho thấy không có gì khác biệt.
Kết quả của các thử nghiệm trên đã được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Nature Photonics và Nano Letters hồi đầu tuần vừa qua.
Tính ứng dụng của công trình nghiên cứu này được các nhà nghiên cứu kỳ vọng sẽ giúp theo dõi và giám sát các tế bào khối u và tìm hiểu cách các tế bào miễn dịch phản ứng với chứng viêm và di căn tới các bộ phận bị ảnh hưởng khác. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng hy vọng có thể sử dụng kỹ thuật này để nghiên cứu sự phát triển sớm của các sinh vật phức tạp.