Cách giải độc bột ngọt (mì chính)

  •   54
  • 3.932

Bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) là chất điều vị có giá trị trong công nghiệp thực phẩm. Việt Nam là nước có văn hóa sử dụng mì chính trong ẩm thực. Với nguồn nguyên liệu sắn và mía dồi dào, việc sản xuất, sử dụng và xuất khẩu bột ngọt càng được phát triển.

Bột ngọt có rất nhiều tác hại mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt nhất là ngộ độc bột ngọt. Nhưng thực sự bạn đã hiểu và biết về nó? Xem thử và tìm hiểu cách giải độc bột ngọt dưới đây nhé!

Triệu chứng của ngộ độc bột ngọt

Sau khi ăn thực phẩm có chứa bột ngọt, một số người dùng mắc phải các triệu chứng như chóng mặt, đau gáy, tức ngực, buồn nôn, chân tay bủn rủn… Khi đó, hãy nghĩ tới:

  • Ngộ độc thực phẩm: Thực phẩm không sạch, kém chất lượng (ôi thiu, mốc hỏng...), tồn dư hóa chất (từ trồng trọt, tẩy rửa, tẩm ướp…).
  • Dị ứng bột ngọt: Cũng giống như 1 số người dị ứng với tôm, cua, ghẹ… cũng có trường hợp dị ứng với bột ngọt, thường là do cơ địa mẫn cảm.
  • Ngộ độc bột ngọt: Khi ăn 1 lượng bột ngọt quá lớn (lượng khuyến nghị chỉ nên 6 g/người/ngày), đặc biệt là các loại bột ngọt kém chất lượng (giả, nhái, sử dụng hóa chất), hay các loại siêu bột ngọt (đường hóa học) có độ ngọt gấp hàng chục đến hàng trăm lần bột ngọt thông thường khiến cơ thể bị ngộ độc.

Mì chính
Khi bị ngộ độc bột ngọt, cần uống nhiều nước ấm để lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và giải độc.

Cách xử lý nhanh khi có các dấu hiệu “ngộ độc” bột ngọt

  • Một trong những cách tốt nhất là uống ngay 1 ly nước chanh ấm pha với muối (không dùng đường), và nằm nghỉ ở nơi thoáng mát 15 – 20 phút, nếu nôn được càng tốt.
  • Cũng có thể uống nhiều nước ấm để lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và giải độc.
  • Lưu ý không tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào, đề phòng biến chứng. Nếu có lỡ uống thuốc, nên mang theo vỏ thuốc trong trường hợp người bị ngộ độc phải nhập viện.
  • Nếu các triệu chứng không giảm sau xử lý tức thời, người bị ngộ độc nên được đưa vào bệnh viện để kiểm tra, theo dõi và xử lý y tế.
  • Với những trường hợp bị dị ứng, nên ngưng sử dụng bột ngọt trong 1 thời gian để tránh tái dị ứng. Sau đó, khi dùng lại chỉ dùng với 1 lượng nhỏ để nêm nếm vào món ăn giúp tăng hương vị. Cảnh giác với các món ăn đường phố.

Cần loại trừ bột ngọt?

Bản chất bột ngọt không có giá trị dinh dưỡng, nhưng không gây hại cho cơ thể. Nó được chứng nhận an toàn bởi Uỷ ban Hỗn hợp các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO).

Tuy nhiên, cần dùng với lượng hạn chế, vì khi sử dụng với lượng lớn thì bột ngọt lại gây hại cho cơ thể (cũng như vitamin A, dùng quá nhiều cũng khiến cơ thể bị ngộ độc).

Bột ngọt giúp món ăn tăng hương vị, độ ngon, không chỉ được dùng ở Việt Nam và rất nhiều quốc gia trên thế giới. Quan trọng là chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng, có thương hiệu, dùng theo khuyến cáo an toàn để bột ngọt thực sự là gia vị có ích.

Cập nhật: 05/05/2018 Theo bachhoaxanh
  • 54
  • 3.932