Cận cảnh những "hóa thạch sống"

  •   2,65
  • 8.790

Mặc dù gần như mọi loài vật đều tiến hóa để thích nghi với môi trường mới, một vài loài động vật giữ nguyên hầu như không thay đổi từ giai đoạn trứng nước của lịch sử tiến hóa. Người ta gọi đó là các loài "hóa thạch sống".

>>> Phát hiện cá chình “hóa thạch sống” ở Thái Bình Dương
>>> Xuất hiện sứa "hóa thạch sống" với số lượng lớn ở Trung Quốc

Nhiều loài hóa thạch sống cổ xưa hơn cả những loài có vú; một số loài còn tồn tại trước cả thời đại khủng long. Cùng nhìn cận cảnh những loài động vật hầu như không thay đổi qua hàng triệu năm và vẫn tiếp tục sinh sống ở dạng sống thấp ngày nay.

1. Thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một động vật có lông thú đẻ trứng, có mỏ chứa chất độc. Charles Darwin đã dùng thuật ngữ “hóa thạch sống” cho loài này khi quan sát chúng. Rái mỏ vịt sinh sống ở phía đông nước Úc, là loài động vật duy nhất trong họ Ornithorhynchidae. Nhóm động vật này được cho là đã tách ra khỏi lớp động vật có vú 166 triệu năm trước đây.

2. Cua móng ngựa

Cua móng ngựa

Cua móng ngựa có thể giữ kỷ lục là loài động vật già nhất trên thế giới vẫn còn tồn tại ngày nay. Xuất hiện từ thời kỳ Đại Cổ sinh, cua móng ngựa đã tồn tại trên trái đất trước cả khủng long và đã sống sót qua nhiều sự kiện đại tuyệt chủng. Năm 2008, một hóa thạch cua móng ngựa cổ nhất được tìm thấy có niên đại 445 triệu năm trước đây, theo báo cáo của tờ LiveScience.

3. Tôm nòng nọc

Tôm nòng nọc

Tôm nòng nọc là một địch thủ cho danh hiệu động vật sống cổ xưa nhất. Loài tôm này có họ hàng với cua móng ngựa. Theo báo cáo của Telegraph, tôm nòng nọc ngày nay giống hệt với hóa thạch mẫu có niên đại trước thời kỳ khủng long xuất hiện khoảng 200 triệu năm. Tôm nòng nọc hiện nay nằm trong danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

4. Cá vây tay

Cá vây tay

Đã từng được cho là tuyệt chủng trong cùng sự kiện đại tuyệt chủng của khủng long 65 triệu năm trước, cá vây tay đã gây nên tranh cãi về chuyện liệu rằng loài này đại diện một nhánh còn thiếu giữa động vật biển và động vật trên cạn bốn chân. Theo National Geographic, loài động vật này được tìm thấy lại vào năm 1938 và chỉ có hai loài cá vây tay còn sống ngày nay. Năm 2007, một hóa thạch cá vây tay được tìm thấy có niên đại khoảng 400 triệu năm.

5. Rùa táp

Rùa táp

Rùa táp đã bước lên mặt đất cách đây 40 triệu năm trước nhưng chúng hoàn toàn không thay đổi trong suốt 215 triệu năm tiến hóa, theo trang Tortoise Trust.

6. Cá sấu

Cá sấu

Hơn 20 loài cá sấu và cá sấu Mỹ ngày nay đã tiến hóa từ khoảng 320 triệu năm trước, tuy nhiên, những đặc điểm thể chất cơ bản của loài bò sát này hầu như giữ nguyên suốt 320 triệu năm qua. Cá sấu và cá sấu Mỹ có chung tổ tiên, mặc dù hai nhóm này tách nhau ra khoảng 60 triệu năm trước.

7. Ốc anh vũ

Ốc anh vũ

Ốc anh vũ là loài động vật thân mền nguyên sinh nhất còn tồn tại, một nhóm bao gồm cả mực và bạch tuộc. Có nguồn gốc từ nửa tỉ năm trước, ốc anh vũ đạt đến đỉnh điểm tiến hóa vào thời Đại Cổ sinh khoảng 505 triệu đến 408 triệu năm trước. Vài loài ốc anh vũ ngày nay vẫn tồn tại, không thay đổi gì mấy so với những những thủy tổ.

8. Cá mập yêu tinh

Cá mập yêu tinh

Cá mập yêu tinh là cư dân đại dương hiếm, có mũi dài độc nhất giúp phân biệt chúng với các loài cá mập khác. Chúng xuất hiện khoảng 112 đến 124 triệu năm trước đây. Khoảng 200 hóa thạch các loài cá mập khác nhau đã tìm thấy, theo Trung tâm nghiên cứu Cá mập ReefQuest. Loài cá mập cổ xưa nhất sống trước khủng long khoảng trên 200 triệu năm.

9. Gián

Gián

Gián là loài vật nổi tiếng vì khả năng tồn tại của nó. Những con côn trùng này có thể sống sót trong vòng nhiều tuần sau khi mất đầu, thậm chí chúng có thể sống sót qua vụ nổ bom nguyên tử. Gián cũng là loài tồn tại lâu đời. Gián đã xuất hiện trên Trái đất cách đây khoảng 320 triệu năm, với khoảng 5 đến 10 triệu loài gián có hình dạng, kích cỡ và môi trường sống khác nhau. Bức hình này thể hiện loài gián Blaberus, một trong những loài gián khổng lồ nhất.

10. Cá mút đá

Cá mút đá

Cá mút đã được các nhà khoa học miêu tả đầu tiên vào thế kỷ 18, tuy nhiên loài động vật biển xấu xí này đã tồn tại từ khoảng nửa tỉ năm trước đây. Cá mút đá cũng đại diện cho một bước tiến hóa quan trọng. Loài cá cổ xưa này có lẽ là một trong những động vật đầu tiên tiến hóa mắt phức giống máy camera hơn là mắt kém cảm quang như các loài nguyên thủy hơn. Như thế, cá mút đá đại diện cho một nhánh khuyết trong quá trình tiến hóa mắt động vật.

11. Nai chuột

Nai chuột

So với các loài động vật hóa thạch sống khác, nai chuột có lẽ là một "đàn em non trẻ" hơn. Tuy nhiên, nó lại là loài động vật tương đối cổ xưa so với các loài có vú. Loài vật này là một trong những loài vú có móng tồn tại từ 35 triệu năm trước đây, và tất nhiên chúng không thay đổi gì từ khi xuất hiện.

12. Kiến sao Hỏa (Martialis heureka)

Kiến sao Hỏa

Kiến Martialis heureka được xem là “kiến sao Hỏa”, tất cả các loài kiến suy cho cùng có chung tổ tiên: Thế hệ sau của loài trùng kiếm ăn dưới mặt đất (subterranean forager), tuy nhiên quá trình tiến hóa đến 120 triệu năm trước chúng bắt đầu có thể hoạt động trên mặt đất.

13. Hải miên

Hải miên

Nó xuất hiện vào khoảng 760 triệu năm trước, là một trong những loài cổ xưa nhất.

14. Vi khuẩn

Vi khuẩn

Đây là hình thức sống sớm nhất trên Trái đất. Loài siêu nhỏ này đã thống trị thế giới 3,5 tỷ năm. Đáng sợ là chúng thường gây nhiều bệnh tật.

15. Cá Sturgeon

Cá Sturgeon

Loài cá này không nguy hiểm, sự tồn tại của chúng được cho là đang lâm nguy. Mùi vị của loài cá này được con người yêu thích, chúng đã tồn tại trên Trái Đất 200 triệu năm.

16. Vi sinh vật trên đá Stromatolite

Vi sinh vật trên đá Stromatolite

Những vi khuẩn trên viên đá trầm tích Stromatolite là một trong những mẫu vật quan trọng trong nghiên cứu sự hình thành sự sống trên Trái đất. Theo ước tính, các loài vi khuẩn này đã tồn tại tới nay được khoảng 34 triệu năm.

Phần lớn đá stromatolite cổ có nguồn gốc sinh học, chúng được hình thành với sự tác động của các lớp vi sinh vật phát triển ở đáy đại dương. Bề mặt của các vi sinh vật được bao phủ bởi một lớp chất nhầy để “bẫy” các hạt cặn trôi qua.

Thêm vào đó, các vi sinh vật cũng mọc lên những sợi dây tơ “chộp” lấy hạt này khi chúng đi qua. Việc tích tụ này lâu ngày sẽ hình thành các lớp đá như ngày nay. Ban đầu chúng có dạng lớp uốn sóng, qua thời gian, những sóng này chia tách ra thành các khối trụ riêng biệt phát triển cao dần.

Cập nhật: 28/11/2018 Tổng Hợp
  • 2,65
  • 8.790