Một số tạp chí khoa học quốc tế đã "cắt", không cho các nước nghèo truy cập miển phí vào kho tư liệu của họ nữa...
(Ảnh minh họa) |
Một số chuyên gia y tế cộng đồng vừa lên tiếng đề nghị các nhà xuất bản lớn nên xem xét lại sự việc trên, vì điều đó đe dọa luồng chảy thông tin cần thiết cho sự phát triển.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt được thỏa thuận cho phép các nước nghèo truy cập miễn phí vào một phần của hệ thống cung cấp quyền truy cập miễn phí tới các tạp chí khoa học cho những nước có thu nhập thấp ít nhất cho tới năm 2015 (HINARI). Hệ thống này giúp chuyển những công trình của các viện nghiên cứu tới thế giới đang phát triển, nhằm giúp các nhà nghiên cứu đóng góp trí tuệ vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảm nghèo.
Nhưng tới đầu năm này, các nhà nghiên cứu ở Bangladesh được thông báo, họ không còn được quyền truy cập miễn phí tới 2.500 tài liệu thông qua hệ thống này nữa. Các viện nghiên cứu ở Kenya và Nigeria cũng nhận được thông báo tương tự, còn các nhà khoa học ở một số nước khác cho biết họ không thể truy cập một số tài liệu ngay từ những năm 2007. Theo WHO, 28 nước thu nhập thấp hiện đã bị tước quyền truy cập vào hệ thống.
Cho phép các nước thu nhập thấp truy cập miễn phí vào những nước đó gần như không làm phát sinh chi phí gì cho các hãng xuất bản, nhưng cắt quyền đó của họ thì sẽ làm tổn hại hình ảnh của các nhà xuất bản và gây ra tình trạng tụt hậu.
Điều đó có nghĩa là các nhà xuất bản đang tách mình ra khỏi mục tiêu vì sự phát triển của các chính phủ và viện nghiên cứu, một số chuyên gia y tế cộng đồng cho biết.