Tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Senckenberg tại thành phố Frankfurt nước Đức trưng bày những "chân dung" của tổ tiên loài người có niên đại hàng trăm vạn năm trước.
Những mô hình chân dung của tổ tiên loài người đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Senckenberg, nước Đức.
Để dựng được những bức chân dung này, các nhà nhân loại học đã đem tất cả những mảnh xương hài cốt được tìm thấy trên toàn thế giới của người cổ đại tập hợp lại, sau đó thông qua những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tạo nên mô hình của 27 khuôn mặt người cổ đại.
Mô hình những chiếc đầu người được trưng bày lần này là của loài linh trưởng Sahelanthropus tchadensis, sống cách ngày nay 7 triệu năm, miêu tả những giai đoạn khác nhau trong quá trình tiến hóa của nhân loại từ người nguyên thủy đến người hiện đại.
Đằng sau những mô hình này, điều chúng ta có thể nhìn thấy chính là cuộc sống của người nguyên thủy. Họ sống ở những khu vực nào? Họ ăn thức ăn gì? Cho đến những nguyên nhân nào dẫn đến sự hủy diệt của họ?...
Châu Phi là cái nôi của loài người, điều này các nhà khoa học đã không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy tuyệt đại đa số những di chỉ của người cổ đại đều được phát hiện tại đây, song tại những khu vực như Trung Đông hay Viễn Đông, các nhà khoa học cũng phát hiện ra những manh mối khác của người cổ đại.
Hiện tại, những hóa thạch của người cổ đại phát hiện được chỉ khoảng vài nghìn. Những hóa thạch loại hai phát hiện được đôi khi chỉ là một mảnh xương hàm hoặc sọ. Trong tình hình đó, các chuyên gia thường phải dựa vào kinh nghiệm để suy đoán để lấp đầy các khoảng trống trong nghiên cứu, từ đó vẽ nên những bức chân dung của tổ tiên loài người. Vì vậy, mỗi một phát hiện mới đều có thể khiến các nhà cổ nhân loại học phải suy nghĩ lại vấn đề về khởi nguyên của loài người.
Chân dung loài Sahelanthropus tchadensis. (Nguồn: Sina.)
Sahelanthropus tchadensis sống vào khoảng 6,8 triệu năm trước. Xương hàm và răng của chúng được tìm thấy ở sa mạc Djurab, nước Cộng hòa Chad cách đây 9 năm. Các nhà khoa học căn cứ vào những phần xương tìm được đã tạo nên mô hình này.
Chân dung của người phụ nữ trẻ sống cách ngày nay 9-10 triệu năm. (Nguồn: Sina.)
Người phụ nữ trẻ này sống cách ngày nay khoảng 9-10 triệu năm. Xương đầu và hàm dưới của cô ta được tìm thấy một hang động tại Israel vào năm 1969. Vào thời điểm đó, người ta còn phát hiện hơn 20 bộ xương khác. Xương sọ của những người này cao hơn một chút so với người hiện đại.
Chân dung "phu nhân Ples". (Nguồn: Sina.)
Plesianthropus transvaalensis, còn được báo chí gọi là "phu nhân Ples". Bộ xương của người phụ nữ này được tìm thấy vào năm 1947 tại hang động Sterkfontein, Nam Phi. Những xét nghiệm của các chuyên gia cho rằng, người phụ nữ này đã chết vì ngã xuống một hố vôi.
Chân dung người đàn ông phát hiện tại hồ Turkana, Kenya. (Nguồn: Sina.)
Xương đầu của người đàn ông trưởng thành này được phát hiện tại bờ tây hồ Turkana thuộc Kenya vào năm 1985. Các nhà khoa học cho rằng, người đàn ông này sống cách ngày nay 2,5 triệu năm trước.
Chân dung người đàn ông thuộc loài Homo Rudolfensis. (Nguồn: Sina).
Người đàn ông này thuộc loài Homo Rudolfensis, được phát hiện tại Kenya vào năm 1972. Các nhà khoa học cho rằng, người đàn ông này sống cách ngày nay 1,8 triệu năm.
Chân dung người đàn ông trưởng thành thuộc loài Zinj. (Nguồn: Sina.)
Các nhà khoa học căn cứ vào một phát hiện từ năm 1959 đã phục nguyên chiếc đầu này. Chiếc đầu này là của một người đàn ông trưởng thành thuộc loài Zinj. Người đàn ông này sống cách ngày nay 1,8 triệu năm. Họ sống bằng cách dùng các mảnh sắc của xương sọ động vật để đào củ và rễ cây.
Chân dung Turkana Boy. (Nguồn: Sina.)
Đây là một chiếc đầu của Turkana Boy được bảo tồn một cách hoàn hảo. Vào năm 1984 nó được phát hiện tại Nariokotome, Kenya. Độ tuổi của cậu bé này vào khoảng 13 tuổi, sống cách ngày nay 1,6 triệu năm.
Chân dung Sangiran 17. (Nguồn: Sina).
Chiếc đầu này được phát hiện ở Ấn Độ, các chuyên gia gọi là Sangiran 17. Nhiều chuyên gia cho rằng nó thuộc về một người đàn ông sống cách ngày nay 800 ngàn năm. Cũng theo các chuyên gia, người Sangiran đã biết sử dụng lửa.
Chân dung Miquelon. (Nguồn: Sina)
Bộ xương của người đàn ông này được phát hiện tại vùng Sima de los Huesos, Tây Ban Nha. Người đàn ông này được gọi là Miquelon, cao 1,75m, sống cách ngày nay khoảng 35-50 vạn năm. Xương của người đàn ông này được phát hiện cùng với xương của 31 người khác. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là một nghĩa trang của người cổ đại.
Chân dung người phụ nữ "Hobbit" trong thực tế. (Nguồn: Sina).
Xương sọ và xương hàm của người phụ nữ “Hobbit" này được phát hiện vào năm 2003 tại Indonesia. Cô ta chỉ cao khoảng 1m, sống cách ngày nay 180 ngàn năm.
Các nhà khoa học đã dựa vào xương sọ và xương hàm của người đàn ông được phát hiện tại vùng La Chapelle của Pháp để phục nguyên chân dung của "Ông già La Chapelle". Người đàn ông này sống cách ngày nay 560 ngàn năm. Những đặc trưng của xương cho thấy, người đàn ông này đã mắc phải một loạt các bệnh như viêm khớp,...