Chạy bộ dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể bạn sẽ biến đổi như thế nào?

  •  
  • 1.651

Trong những ngày hè nắng nóng nhiệt độ lúc nào cũng trên 30℃ này, ngồi trong nhà xem TV còn khiến chúng ta cảm thấy oi bức, khó chịu chứ đừng nói gì đến ra ngoài trời chơi thể dục thể thao.

Bởi vậy, với người yêu thích chạy bộ, tiết trời nắng nóng này là liều thuốc kiểm chứng tinh thần và sức chịu đựng để duy trì cường độ tập luyện.

Tuy nhiên, việc chạy bộ mà bỏ lơ việc chăm sóc cơ thể như trường hợp của cô Julie Nisbet đến từ Anh này lại nguy hại đến sức khoẻ.

Julie Nisbet với phần chân phồng rộp.
Julie Nisbet với phần chân phồng rộp.

Được biết, đôi chân của Julie đã bị phồng rộp, cháy nắng suốt 21 tiếng đồng hồ phơi ngoài đường. Vậy phải chăng chạy bộ ngoài trời sẽ khiến cơ thể ta phồng rộp thế ư?

Cơ thể sẽ ra sao khi chạy bộ ngoài trời...

Chạy bộ trong thời tiết nắng nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng rất nhanh. Cơ thể chúng ta hoạt động tốt khi nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 37℃, vì vậy, để giữ cho thân nhiệt được mát mẻ trước nhiệt độ môi trường cao, phản ứng đầu tiên của cơ thể để giải phóng thân nhiệt là đổ mồ hôi.

Phản ứng đầu tiên của cơ thể để giải phóng thân nhiệt là đổ mồ hôi.
Phản ứng đầu tiên của cơ thể để giải phóng thân nhiệt là đổ mồ hôi.

Để giúp việc đổ mồ hôi diễn ra nhanh, các mạch máu trong cơ thể bắt đầu giãn nở cho phép máu vận chuyển tới bề mặt da nhiều hơn. Đó là lý do tại sao khi chạy dưới tiết trời nắng nóng, cơ thể chúng ta sẽ đỏ lên và các mạch máu cũng có thể quan sát rõ hơn.

Thông thường, mọi người sẽ tiêu tốn 1 lít mồ hôi/giờ khi tập thể dục dưới nhiệt độ môi trường cao. Có người ra nhiều mồ hôi, con số này có thể lên tới 4 lít.

Mất mồ hôi đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn mất nước. Vấn đề là lượng máu trên cơ thể cung cấp đến bề mặt da cho việc thoát mồ hôi là không đủ. Vì vậy việc ra nhiều mồ hôi khi chạy bộ trong môi trường nhiệt độ cao làm bạn mệt mỏi và thậm chí là kiệt sức nếu không được bổ sung nước kịp thời.

Mất mồ hôi đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn mất nước.
Mất mồ hôi đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn mất nước.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi cơ thể chúng ta thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường. Nếu bạn thường xuyên chạy bộ trong những ngày hè, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao, cơ thể bạn sẽ học cách thích nghi.

Sự thích ứng của cơ thể bao gồm cả việc tăng mồ hôi, lượng máu, giảm chất điện phân (bao gồm muối và các chất muối khoáng quan trọng) trong mồ hôi…

Bên cạnh đó, để giúp cơ thể thích nghi nhanh chóng hơn với việc cơ thể hoạt động mạnh trong tiết trời nắng nóng.

Và để trả lời cho câu hỏi liệu việc chạy bộ ngoài trời có khiến chân phồng rộp như trường hợp của cô Julie không thì có thể có nếu như bạn không trang bị đầy đủ trang phục hay bôi kem chống nắng đầy đủ.

Nên nhớ, việc chạy liên tục ngoài trời, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng cực độ, lượng tia UV sẽ thâm nhập vào cơ thể mạnh mẽ, khiến da dễ bị tổn thương, cháy nắng và phồng rộp. Vì thế, bạn cần lưu ý những điểm sau khi muốn thể dục ngoài trời.

1. Chọn thời gian thích hợp trong ngày để chạy bộ

Khi nhiệt độ trong ngày lên cao, hãy chọn thời điểm mà nhiệt độ ở mức thấp nhất. Thời điểm thích hợp nhất để chạy bộ là lúc sáng sớm hoặc chiều tối; tuyệt đối tránh chạy bộ ngoài trời lúc 10h - 4 giờ chiều vì đây là thời điểm nắng gay gắt nhất trong ngày hè.

Sáng sớm hoặc chiều tối là thời gian thích hợp nhất để chạy bộ trong những ngày hè.
Sáng sớm hoặc chiều tối là thời gian thích hợp nhất để chạy bộ trong những ngày hè.

2. Luôn bổ sung đủ nước

Đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức do mất nước vì thế hãy bổ sung nước trước, trong và sau khi chạy.

Cụ thể là cứ mỗi 20 phút, bạn hãy uống khoảng 150 - 200ml. Nếu có thể hãy bổ sung thêm nước điện giải để cơ thể được bù muối. Ngoài ra, bạn cần tận dụng nước để làm mát đầu và cơ thể bạn.

Hãy uống nước trước, trong và sau khi chạy.
Hãy uống nước trước, trong và sau khi chạy.

3. Chạy chậm lại và kết hợp đi bộ

Bạn nên cân nhắc giảm cường độ các bài tập chạy nặng trong những ngày nắng nóng. Hãy chạy theo khả năng thay vì chạy theo tốc độ mục tiêu.

Cứ khoảng 2-3 độ chênh lệch có thể khiến bạn chạy chậm từ 10-20 giây/1km. Hãy lắng nghe cơ thể và không nên quá gắng sức.

Hãy kết hợp với việc đi bộ trong buổi tập chạy.
Hãy kết hợp với việc đi bộ trong buổi tập chạy.

Bên cạnh đó, hãy kết hợp với việc đi bộ trong buổi tập chạy. Trong thời tiết oi bức, bạn nên bổ sung các khoảng nghỉ đi bộ cứ mỗi 5-10 phút chạy để hạ nhiệt cơ thể.

Bạn cần bảo đảm thân nhiệt không được tăng cao quá mức, nếu không sẽ rất dễ bị say nắng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cũng giống như xe hơi, cơ thể của bạn sẽ bị sốc để nếu thân nhiệt tăng quá cao. Đi bộ là cách tốt nhất giúp bạn điều chỉnh thân nhiệt ở mức cho phép.

4. Chọn trang phục phù hợp

Bạn nên chọn lựa quần áo sáng màu, không bắt nhiệt, chất liệu nhẹ, thoáng mát. Nhớ bảo vệ cả đầu, tay của bạn bằng găng bọc tay, khăn hoặc mũ.

Nếu phải chạy ban ngày, bạn nhớ bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn khỏi tia cực tím gây tổn hại da của bạn. Và bôi lại kem chống nắng khoảng 2 - 3 giờ một lần.

Bạn nên chọn lựa quần áo sáng màu, chất liệu nhẹ, thoáng mát.
Bạn nên chọn lựa quần áo sáng màu, chất liệu nhẹ, thoáng mát.

Sau tất cả, nếu bạn là người yêu thích chạy bộ, bạn có thể yên tâm tận hưởng môn thể dục thể thao yêu thích này của mình.

Những lưu ý trên có thể giúp bạn tránh được những rủi ro có thể do tiết trời nắng nóng gây ra.

Không những vậy, việc luyện tập thể dục, chạy bộ thường xuyên dưới nhiệt độ môi trường cao sẽ giúp cơ thể chúng ta tăng sức chịu đựng và trở nên khỏe mạnh hơn.

Cập nhật: 26/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.651