Chế tạo thành công vật liệu tàng hình có thể khiến người đứng đằng sau nó biến mất!

Ra mắt vật liệu tàng hình giúp quân đội ngụy trang và chiến đấu
  •  
  • 3.508

Con người vẫn thèm khát năng lực tàng hình từ cái ngày chúng ta biết tưởng tượng tới giờ. Nhờ có khoa học, ta bắt đầu hiểu rõ khả năng nhìn tới từ đâu, từng bước nghiên cứu ra cách bóp méo khả năng nhìn ấy, để đạt được công nghệ tàng hình thực thụ. Ta vừa mới có ví dụ mới nhất, tới từ công ty Hyperstealth của Canada.

Hyperstealth là công ty chuyên nghiên cứu chế tạo công nghệ ngụy trang, họ vừa cho ra mắt Quantum Stealth - Ẩn mình Lượng tử. Đó là một lớp vật liệu che khuất tầm nhìn mỏng như tờ giấy, giá thành sản xuất rẻ và không cần năng lượng để hoạt động. Nó không có khả năng biến vật liệu nấp sau nó tàng hình hoàn toàn, nhưng ít nhất vẫn sẽ ẩn mình được trước những con mắt nhòm ngó qua loa.

Hyperstealth đã tìm ra cách để “censor - làm mờ” đời thực.
Hyperstealth đã tìm ra cách để “censor - làm mờ” đời thực.

Công nghệ này dựa vào hiệu ứng tạo ra bởi thấu kính lenticular. Nếu bạn đã từng nhìn thấy những tấm ảnh mà khi đặt ở những góc khác nhau, nó sẽ ra hình thù khác nhau, tức là bạn đã nhìn thấy công nghệ này ngoài đời thực rồi đó.

Vật liệu này có thể bẻ cong ánh sáng, khiến cho mắt thường con người chỉ thấy được những thứ hoặc là rất gần, hoặc là rất xa, tức là sẽ có một khoảng mà vật thể nằm trong đó sẽ ẩn đi trước ánh nhìn của mắt thường. Có thể hiểu đơn giản, rằng Hyperstealth đã tìm ra cách để “censor - làm mờ” đời thực.

Guy Cramer, nhà sáng lập và cũng là CEO của Hyperstealth đã nghiên cứu công nghệ này từ hồi 2010, và từ khi lên kế hoạch phát triển vật liệu tàng hình, Cramer đã có dịp làm việc với nhiều tổ chức quân sự. Cách đây không lâu, Guy Cramer xin cấp 4 bằng sáng chế liên quan tới công nghệ Ẩn mình Lượng tử, kèm theo đó đăng tải một loạt video chứng minh khả năng của thứ vật liệu đặc biệt.

Chi tiết về cách thức chế tạo vật liệu này vẫn là bí ẩn chưa được tiết lộ, nhưng cách thức hoạt động của nó thì dễ hiểu thôi. Đó chính là hiện tượng khúc xạ ánh sáng với định luật Snell đặc trưng, xuất hiện khi ánh sáng đổi hướng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường có chiết suất khác nhau.

Đặt một cái thìa vào cốc nước, bạn sẽ dễ dàng thấy hiện tượng khúc xạ. Đây cũng là lý do đứng từ trên bờ nhìn xuống, bể nước trông có vẻ nông hơn bình thường. Có thể thấy bề mặt phân cách giữa hai môi trường đóng vai trò tối quan trọng trong việc đánh lừa thị giác, đó cũng là nguyên lý của công nghệáo khoác tàng hình không tưởng và công nghệ có thực của Hyperstealth.

Cập nhật: 24/10/2019 Theo Genk
  • 3.508