Chỉ 3 người trong 7 tỷ dân số thế giới được sở hữu hộ chiếu màu đỏ đặc biệt

Đây chính là tấm hộ chiếu hiếm nhất thế giới
  •  
  • 8.025

Được xem là một loại giấy tờ thông hành hiếm có nhưng 3 cuốn hộ chiếu đặc biệt này lại không có nhiều đặc quyền ưu tiên như tưởng tượng.

Hộ chiếu là giấy tờ mà ai muốn đi du lịch nước ngoài đều phải có. Nó là điều kiện cần thiết để bạn xuất nhập cảnh vào các sân bay, nhà ga quốc tế. Tại mỗi quốc gia, hàng triệu cuốn hộ chiếu được in để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Hộ chiếu luôn được biết đến là loại giấy tờ có chức năng nhận dạng quốc tịch và các thông tin cá nhân giúp chúng ta có thể nhập cảnh vào các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những cuốn hộ chiếu thông thường, có 3 cuốn hộ chiếu đặc biệt mà rất ít người biết đến, đó là hộ chiếu của Dòng Hiệp sĩ Cứu tế, hay còn được biết đến với cái tên Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta.

Đây là một dòng tu công giáo Roma, thành viên là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời. Những người này đại diện cho hình ảnh hào hiệp, thượng võ. Đó cũng là lý do cuốn hộ chiếu trên còn được nhiều người gọi bằng tên khác: Hộ chiếu hiệp sĩ.


Cuốn hộ chiếu màu đỏ của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta hiếm tới nỗi chỉ có 3 người trên thế giới sở hữu nó.

Cuốn hộ chiếu được cấp cho Hội đồng Tối cao, những người đứng đầu và các nhà ngoại giao cùng người thân, gia đình của họ. Ngoài ra, nó cũng được cấp cho các nhân vật cao cấp, phụ trách các nhiệm vụ đặc biệt.

Được biết, chỉ có 3 người giữ vị trí cao nhất của tổ chức Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta mới có quyền được sở hữu cuốn hộ chiếu đặc biệt này. Những người được chọn để được cấp cuốn hộ chiếu danh giá của Dòng Hiệp sĩ Cứu tế chính là Hiệp sĩ Tối cao, Người đại diện Hiệp sĩ Tối cao và Chưởng ấn.

Theo lịch sử ghi lại, Dòng Hiệp sĩ Cứu tế được Đức Giáo hoàng Paschal công nhận vào năm 1113 và là một trong những tổ chức lâu đời nhất của Kito Giáo. Bên cạnh tấm hộ chiếu, quyền của dòng hiệp sĩ Malta còn được thể hiện qua biển số xe, tem và tiền xu.


Hai mẫu hộ chiếu chính thức của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta.

Mặc dù cả thế giới chỉ xuất hiện 3 cuốn hộ chiếu nhưng chủ nhân của những tấm hộ chiếu này cũng không nhận được quá nhiều đặc quyền. Thậm chí, nhiều nước trên thế giới không chấp nhận cho những người có loại hộ chiếu này nhập cảnh theo dạng visa du lịch như Vương quốc Anh, Mỹ và New Zealand.

Hiện dòng hoạt động như một tổ chức từ thiện, cung cấp, viện trợ y tế trên toàn cầu và không kiểm soát bất kỳ vùng lãnh thổ nào dù có quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia. Dòng Hiệp sĩ Cứu tế có hơn 13.500 hiệp sĩ, nữ tu, giáo sĩ cùng với 80.000 tình nguyện viên và 25.000 nhân viên y tế.


Ba người sở hữu hộ chiếu của Dòng Hiệp sĩ Cứu tế bao gồm Hiệp sĩ Tối cao, Người đại diện Hiệp sĩ Tối cao và Chưởng ấn.


Cựu Hiệp sĩ tối cao của Dòng Hiệp sĩ Cứu tế và chủ nhân của một cuốn hộ chiếu hiếm có (bên phải) gặp gỡ với Giáo hoàng Francis năm 2016.

Hộ chiếu hiếm nhất thế giới

Dòng Hiệp sĩ Malta khởi nguồn ở Jerusalem vào khoảng năm 1099 và được Vua Tây Ban Nha tặng quần đảo Malta vào năm 1530. Nhưng Napoléon Bonaparte đã buộc các hiệp sĩ phải rời khỏi Malta trong cuộc xâm lược của Pháp năm 1798.Ngày nay, Dòng có trụ sở chính tại Rome, Italy.

Daniel de Petri Testaferrata, Chủ tịch Dòng có trụ sở tại Malta, nói với CNN rằng chỉ có khoảng 100 trong số 13.500 hiệp sĩ, phu nhân và giáo sĩ hiện sống ở quần đảo Malta, số còn lại phân tán toàn cầu.

Hộ chiếu đầu tiên được Dòng Malta cấp vào những năm 1300 khi các nhà ngoại giao của họ đi đến các bang khác với các tài liệu chứng thực vai trò đại sứ.

Ngày nay, chỉ có khoảng 500 hộ chiếu ngoại giao được lưu hành - khiến hộ chiếu của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta trở thành hộ chiếu hiếm nhất trên thế giới.

Hộ chiếu màu đỏ thẫm của Dòng được dành riêng cho các thành viên của Hội đồng Chủ quyền và lãnh đạo các cơ quan đại diện ngoại giao cùng gia đình của họ.

Nó được trang trí bằng dòng chữ vàng ghi tên tổ chức bằng tiếng Pháp "Ordre Souverain Militaire de Malte" và một huy hiệu.

Hộ chiếu của Hiệp sĩ Tối cao (Grand Masters) có giá trị lâu nhất vì họ được bầu trong 10 năm, có thể phục vụ 2 nhiệm kỳ và phải nghỉ hưu trước tuổi 85.

Các hộ chiếu khác có giá trị trong 4 năm và chỉ được sử dụng cho các cơ quan đại diện ngoại giao.

Bề dày lịch sử

Dòng Hiệp sĩ Malta kế thừa từ Dòng Thánh Gioan Jerusalem thời trung cổ (Hiệp sĩ cứu tế), được lập ra với mục đích chăm sóc những người hành hương nghèo và bệnh tật đến Đất Thánh.

Vai trò thời hiện đại của Dòng chủ yếu tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo và hỗ trợ các mối quan hệ nhân đạo quốc tế.

Dòng có khoảng 52.000 bác sĩ, y tá, các trợ lý và nhân viên y tế được hỗ trợ bởi 95.000 tình nguyện viên ở hơn 120 quốc gia để cứu trợ trẻ em, người vô gia cư, người khuyết tật, người già và người bệnh nan y, người tị nạn, không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo.

"Chúng tôi cung cấp vật tư y tế và cứu trợ nhân đạo nhanh chóng cho các nạn nhân của xung đột hoặc thiên tai. Chúng tôi điều hành các bệnh viện, đội cứu thương, trung tâm y tế, nhà cho người già và người khuyết tật, bếp nấu ăn và trạm sơ cứu", de Petri Testaferrata nói.

Dòng có quan hệ ngoại giao với 104 quốc gia, quan hệ chính thức với 6 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Du khách có thể ghé thăm các địa điểm ở Valletta, thủ đô của Malta. (
Du khách có thể ghé thăm các địa điểm ở Valletta, thủ đô của Malta. (Ảnh: Alamy).

Dù không có lãnh thổ chính thức, Dòng có một số địa điểm làm trụ sở để du khách đến tham quan. Đầu tiên là Palazzo Malta (Rome, Italy), nơi được xem là "thủ đô" của Dòng Hiệp sĩ Malta.

Ngoài ra, du khách còn có thể đến thăm Villa Malta, cũng ở Rome, một tòa nhà lộng lẫy nằm trên đỉnh đồi, là nơi đặt Đại sứ quán của Dòng Hiệp sĩ Malta. Dù nằm trên lãnh thổ của Italy, cả hai tòa nhà này đều được cấp đặc quyền ngoại giao, do Italy là một trong 107 quốc gia công nhận Dòng Hiệp sĩ Malta.

Ngay nay, có rất nhiều du khách đã đến thăm ghé thăm Valletta, thủ đô của Malta. Trên đảo, bạn có thể đến thăm Pháo đài St. Angelo. Pháo đài thời Trung cổ hùng vĩ từng là Trụ sở chính của Hội và là công trình kiến ​​trúc duy nhất còn sót lại trên đảo mà một phần vẫn thuộc về các Hiệp sĩ.

Tại Valletta, du khách còn có thể đến thăm Thư viện Quốc gia Malta, nơi lưu giữ Pie Postulatio Voluntatis - tấm giấy da mà Giáo hoàng Paschal II đã sử dụng vào năm 1113 để trao chủ quyền cho Dòng.

Cập nhật: 05/02/2024 Tổng Hợp
  • 8.025