Chim học cách bay như thế nào?

  •   52
  • 6.778

Theo một công trình nghiên cứu mới những chú chim non có thể phải học cách làm chủ góc mở của đôi cánh để trở thành những tay bay lượn cừ khôi. Kết quả này có thể được dùng để khám phá nguồn gốc của khả năng bay.

Kenneth Dial, Đại học Montana và đồng sự trước đó đã ghi chép lại cách loài chim trèo lên thân cây thẳng đứng, tảng đá hoặc vách đá bằng cách điều chỉnh góc mở của cánh để tạo ra lực gió níu chúng xuống mặt đất. Thậm chí những chú chim non sử dụng đôi cánh đang phát triển của mình để tạo ra kỳ tích. Chim sơ sinh đã thuần thục góc mở 60o từ lúc mới nở và chúng giải quyết những thách thức rộng hơn trong một giai đoạn đầy nguy hiểm trước khi chúng có khả năng bay.

Dial giải thích: “Việc đôi cánh đã có thể hoạt động ngay sau khi chim mới nở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.”

Nhóm của ông đã khám phá ra bí mật đằng sau điều này và khả năng bay bắt đầu bằng việc học hỏi kỹ năng tạo góc giữa cánh và mặt đất để tạo lực. Có vẻ như cả chim non lẫn chim trưởng thành sử dụng cùng một góc cho nhiều loại vận động khác nhau để cất cánh.

Tầm quan trọng lớn lao

Nghiên cứu này được đăng trên ấn bản mới nhất của tạp chí Nature. Đây là nghiên cứu có tầm quan trọng trong việc khảo sát hành vi của loài chim hiện tại.

Dial cho biết: “Loài chim thường sử dụng những đôi cánh chưa phát triển hoàn toàn để cải thiện việc di chuyển của chúng và trốn thoát kẻ thù. Thậm chí nếu không đề cập đến kết luận về tiến hóa thì tầm ảnh hưởng của nó lên hệ sinh thái cũng khá quan trọng.”

Cách những chú chim non tập bay tùy thuộc vào cách chúng nắm được góc mở của cánh. Đây là ảnh minh họa loài gà Chukar. Công trình nghiên cứu mới cho rằng dù địa điểm cất cánh có khác nhau thì góc mở cánh của nó luôn luôn tương tự nhau. (Ảnh: National Geographic)

Kevin Padian, chuyên gia về nguồn gốc của khả năng bay tại Đại học California, Berkeley, phát biểu công trình này có tầm quan trọng đối với các lý thuyết về bay. “Đây là một khám phá tuyệt vời. Đối với tôi, nó có nghĩa là loài chim luôn “tiến về phía trước” cho dù là bay hay trèo cây. Vậy thì góc của của đôi cánh lúc tấn công có thể cũng tương tự hay gần như thế.”

Tác giả chính của công trình - Dial, hy vọng có thể quan sát được những cú giang cánh khác nhau phục vụ cho những hoạt động khác nhau thông qua việc nghiên cứu loài chukar, một giống chim không thể bay tương tự như chim cút sống ở vùng Âu-Á. “Chúng thực sự chỉ cần một cánh và chúng sử dụng cánh ngay khi nở theo một cách rất có ý nghĩa về mặt khí động học mặc dù chúng không thể bay.”

Cách thức những con chim non dễ gặp nguy hiểm sử dụng đôi cánh trong quá trình trưởng thành có thể là hình mẫu cho việc tổ tiên loài chim phát triển khả năng bay.

Dial cho biết: “Nếu chúng ta nhìn lại những hóa thạch mà họ đang tìm kiếm, những con khủng long chân dài có nửa cánh lại giống chim ngày nay đang trưởng thành đến kỳ lạ. Khi bạn theo dõi sự phát triển của những loài này, thực chất có lẽ bạn đang quan sát những chiến thuật mà tổ tiên của chúng dùng để vượt qua những giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình tiến hóa.”

Các nhà khoa học đã tranh cãi từ lâu về hai giả thiết của nguồn gốc khả năng bay: Giả thiết từ loài sống trên cây cho rằng tổ tiên loài chim sống trên cây, nhảy, lượn và cuối cùng từ cành này sang cành kia. Còn lại thì là thuyết thích nghi chạy, cho rằng những cái vảy ở chân trước dần trở thành lông vũ và cuối cùng nâng loài bò sát khỏi mặt đất.

Dial nói: “Giả thiết này có ý nghĩa là những đôi cánh sơ sinh rất có thể là lời giải thích cho quá trình tiến hóa của khả năng bay. Không có lý do nào để nói về loài chim bắt đầu từ môi trường nào mà cần phải tìm hiểu chúng thích nghi với môi trường sống của chúng như thế nào.”

Padian đồng ý với ý kiến trên. “Ý kiến đối lập nhau đã tồn tại quá lâu và cũ kỹ rồi. Câu hỏi bây giờ là cú cất cánh tiến hóa như thế nào. Không ai có thể bay được mà không hình thành cú cất cánh. Rất nhiều loài sống trên cây, thậm chí có khả năng lượn nhưng chưa bao giờ bay được.”

Tuệ Minh (Theo National Geographic)
  • 52
  • 6.778