Chúng ta có thể đang sống chung với chất độc gấp 68 lần so với asen trong bếp mà không hề hay biết

Chất độc aflatoxin là gì?
  •   3,76
  • 11.242

Là một chất rất độc dễ bị bị hấp thụ khi hít thở hoặc ăn uống hằng ngày, asen từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người, chúng ta thường cố gắng tránh xa chất độc này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta lại đang sống chung với một loại chất độc khác, độc gấp 68 lần asen mà không hề hay biết.

Đó là chất aflatoxin, một hợp chất dẫn xuất của dihydrofurvitymarin. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nó độc hại với cơ thể con người gấp 68 lần so với asen. Chỉ cần hấp thụ 1mg chất độc này, bạn chắc chắn sẽ bị ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Hấp thụ với lượng aflatoxin ở mức 20mg, con người có thể chết một cách tức tưởi.

Aflatoxin là một chất độc sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus. Loại nấm này dễ sinh sản trong môi trường ẩm ướt và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.

Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1. Độc tố của aflatoxin vô cùng nguy hiểm: Chỉ 1mg cũng đủ gây ung thư, 20mg có thể gây chết người. Nếu asen là chất có độc tính cao thì độc tố của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua.

Hấp thụ với lượng aflatoxin ở mức 20mg, con người có thể chết một cách tức tưởi.
Hấp thụ với lượng aflatoxin ở mức 20mg, con người có thể chết một cách tức tưởi.

Aflatoxin ẩn náu ở đâu trong căn bếp?

1. Tủ lạnh lâu ngày không được làm sạch

Tủ lạnh là thiết bị điện tử thiết yếu trong mọi hộ gia đình, nó có thể được sử dụng để cất trữ rau, củ, quả, trái cây, thịt cá… Nhiều gia đình có thói quen đặt tất cả mọi thứ vào tủ lạnh để bảo quản.

Tuy nhiên, dù được giữ ở nhiệt độ thấp để ngăn ngừa sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn nhưng mỗi loại thực phẩm vẫn có hạn sử dụng và bảo quản nhất định. Khi thực phẩm bị mốc, hỏng bên trong tủ lạnh, nó sẽ sinh ra aflatoxin và các vi khuẩn khác tồn tại trong tủ lạnh. Việc lâu không làm sạch tủ lạnh sẽ vô tình khiến cho các thực phẩm tươi mới sẽ nhiễm phải aflatoxin và vi khuẩn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

2. Thớt mốc

Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong nhà bếp nhưng nếu thớt sau khi được sử dụng nhưng không được làm sạch đúng cách hoặc bảo quản ở nơi không thích hợp có thể khiến thớt bị ẩm ướt, bẩn và dễ dàng hình thành mốc, tạo ra aflatoxin.

Thớt bị ẩm ướt, bẩn, dễ dàng hình thành mốc, tạo ra aflatoxin.
Thớt bị ẩm ướt, bẩn, dễ dàng hình thành mốc, tạo ra aflatoxin.

3. Gạo, lạc, ngô hư hỏng

Nhiều người dự trữ lạc, ngô, cao lương… nhưng lại lựa chọn vị trí dự trữ không phù hợp tại những nơi ẩm ướt, bí khí có thể dễ dàng gây nấm mốc, tạo ra một lượng lớn aflatoxin. Trong trường hợp loại thực phẩm đó chỉ bị hư hỏng một góc nhỏ, bạn cũng không nên cắt bỏ phần hư hỏng và sử dụng phần còn lại.

Thực tế, aflatoxin có khả năng lan rộng trong toàn bộ thực phẩm, phần bị hư hỏng chỉ là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài.

Giải pháp ngăn ngừa:

  • 1. Mỗi lần chỉ mua một lượng đủ dùng, không nên tích trữ quá nhiều ngô, lạc, khoai tây để tránh nấm mốc.
  • 2. Do aflatoxin lây lan dưới dạng bào tử, nên đừng nghĩ đến chuyện gọt bỏ phần mốc và tiếp tục ăn tiếp. Thay vào đó hãy dứt khoát vứt bỏ chúng vào thùng rác.
  • 3. Các góc nhà, góc bếp thường tích trữ thực phẩm cần được làm sạch định kỳ vài ngày 1 lần
  • Để gạo ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.
  • Nấu cơm vừa đủ ăn, tốt nhất là nên ăn trong ngày, không để đến hôm sau.

4. Đũa mốc

Phần lớn chúng ta đều sử dụng đũa gỗ, nhưng loại đũa này nếu không vệ sinh và bảo quản cẩn thận thì rất dễ mốc và sản sinh ra chất ung thư aflatoxin.

Mặc dù tiết kiệm là một thói quen tốt nhưng nếu thấy đũa mốc mà vẫn tiếp tục sử dụng thì bạn đang tự gây hại cho cơ thể. Khi thấy đũa hoặc thức ăn bị mốc, cách tốt nhất không phải là làm sạch và tái sử dụng chúng, mà là vứt bỏ chúng càng nhanh càng tốt.

5. Mộc nhĩ ngâm lâu

Mộc nhĩ
Mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin.

Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc trong gian bếp, nó có thể sử dụng để làm nhiều món ăn từ nấu canh lẫn chiên xào. Theo quan điểm y học, mộc nhĩ chứa một lượng lớn protein, cellulose và các nguyên tố vi lượng khác nhau đem lại lợi ích cho cơ thể con người và có tác dụng duy trì các mạch máu.

Tuy nhiên, nếu mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.

Giải pháp ngăn ngừa:

Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh trong thời gian từ 15-20 phút.

6. Dầu tự ép kém chất lượng

Nhiều người nghĩ rằng dầu tự ép hoàn toàn được làm bằng tay và nó rất an toàn. Nhưng trên thực tế, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường có rất nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm.

Ví dụ dễ hiểu nhất là ở khâu chọn lựa nguyên liệu, để giảm bớt chi phí, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng đậu phộng hoặc hạt hướng dương bị mốc. Đây chính là nguyên nhân khiến dầu ăn tự ép có chứa aflatoxin.

Đồng thời, dầu tự ép cũng không thể bảo quản được lâu. Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh lúc nào không biết.

7. Trái cây bị mốc

Một nghiên cứu của Học viện Y tế Dự phòng Trung Quốc cho thấy: Số lượng vi khuẩn có trong trái cây bị mốc chỉ xuất hiện 10% -50% tại phần bị mốc. Số còn lại sẽ xuất hiện rải rác trong các khu vực trông có vẻ lành lặn.

Trong các bộ phận bị mốc của trái cây, vi sinh vật tạo ra độc tố aflatoxin, được biết đến là một chất gây ung thư gan mạnh. Nếu một người giữ thói quen ăn trái cây mốc dễ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư gan.

Giải pháp ngăn ngừa:

Chỉ tiêu thụ trái cây tươi ngon, không có dấu hiệu hư hỏng.

Cập nhật: 25/03/2022 Tổng Hợp
  • 3,76
  • 11.242