Chụp được nhật thực trên sao Hỏa

  •  
  • 1.760

Chúng ta đều đã xem rất nhiều hình ảnh ghi lại cảnh tượng Mặt trăng đi qua giữa Mặt trời và Trái đất - nhưng đây lần đầu tiên một bức ảnh nhật thực được ghi lại từ trên bề mặt của sao Hỏa.

Hình ảnh nhật thực được tàu thăm dò Curiosity chụp từ bề mặt sao Hỏa.
Hình ảnh nhật thực được tàu thăm dò Curiosity chụp từ bề mặt sao Hỏa.

Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), đang thực hiện sứ mệnh khám phá sao Hỏa, đã lần đầu tiên ghi lại được khoảnh khắc mặt trăng Phobos của hành tinh đỏ "ăn" một phần Mặt trời hay còn gọi là hiện tượng nhật thực một phần.

Mặc dù sao Hỏa cách xa Mặt trời hơn so với Trái đất của chúng ta, nhưng các nhà khoa học cho biết nó ánh sáng Mặt trời vẫn có thể làm hại mắt khi chúng ta ngắm trực tiếp bằng mắt thường hiện tượng nhật thực từ trên hành tinh đỏ.

Tương tự, nếu tàu thăm dò Curiosity chĩa ống kính camera thẳng vào Mặt trời, hệ thống camera có thể bị phá hủy. Vì thế, tàu thăm dò Curiosity đã sử dụng một lớp lọc mật độ sáng trung tính, giảm mật độ ánh của Mặt trời xuống thấp hơn 1000 lần so với bình thường.

Tàu thăm dò Curiosity đã chụp được hàng trăm bức ảnh về hiện tượng nhật thực một phần trên sao Hỏa và nó dự định sẽ chụp thêm nhiều ảnh về hiện tượng nhật thực khác khi mặt trăng nhỏ hơn Deimos đi qua giữa Mặt trời và sao Hỏa trong những ngày tới.

Tuy nhiên, phần lớn những bức ảnh này chưa được gửi về Trái đất do giới hạn về khả năng truyền dữ liệu của tàu thăm dò Curiosity. Sau khi toàn bộ những bức ảnh được về trạm điều khiển mặt đất, chúng có thể được ghép lại với nhau thành một đoạn phim hoàn chỉnh về hiện tượng nhật thực trên sao Hỏa.

Theo Vietnamnet
  • 1.760