Người Ai Cập cổ đại cũng từng "buôn chuyện" về một nữ hoàng trọc đầu, những vụ ngoại tình trong hoàng tộc, các cơ thể bị mất tích, chuyện đồng tính luyến ái, những mưu đồ hậu cung và nhiều hơn thế nữa.
Nhà Ai cập học Lisa Schwappach-Shirriff, tại Bảo tàng Ai Cập Rosicrucian ở California, Mỹ, nơi có bộ sưu tầm các tạo vật Ai Cập lớn nhất Bắc Mỹ, mới đây tìm được bằng chứng về những câu chuyện lá cải trong kho lưu trữ của bảo tàng. Kết quả cho thấy con người đã luôn hứng thú được bàn luận về chuyện riêng tư và tế nhị của người khác.
"Người Ai Cập cổ đại vẫn tin rằng bất cứ thứ gì viết ra đều đúng một cách huyền bí, vì vậy nếu có một thứ gì đó là sự thật, nhưng lại không mấy dễ chịu, nó sẽ không bao giờ được viết xuống", Schwappach-Shirriff nói.
Bà bổ sung: "Chính điều này làm nên sự lý thú khi bạn tìm ra những mẩu chi tiết trong các câu chuyện ngồi lê đôi mách".
Chẳng hạn, bà giải thích một văn bản có từ 5.000 năm trước miêu tả một vị vua vô danh thường xuyên viếng thăm nhà của một trong những vị tướng của mình, vào ban đêm. Bản viết đó nhắc đi nhắc lại rằng "trong ngôi nhà đó không có vị phu nhân nào", chứng tỏ vị vua đã quan hệ đồng tính.
"Liệu điều đó có nói lên rằng người Ai Cập cổ phản đối chuyện quan hệ đồng tính? Chưa chắc", Schwappach-Shirriff nhận định. "Vấn đề có thể ở chỗ vị tướng đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình là tạo ra một người kế thừa cho dòng họ".
Andre Dollinger, một nhà Ai Cập học khác từng xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử văn hoá Ai Cập, cũng cho rằng người Ai Cập hay bàn tán về những vị hoàng thân thường xuyên tiệc tùng. "Một bức vẽ trên đá vôi cho thấy một vị vua mọc râu ria rậm rạp, trông tàn tệ hơn mức cho phép", Dollinger nói.
Hoàng hậu Hatshepsut |