Trong suốt nhiều thế kỷ, việc tranh luận về bản chất của ý thức được xem như là một lãnh địa độc quyền của các nhà triết học. Tuy nhiên nếu xét trên bình diện việc xuất hiện ngày càng nhiều các tựa sách liên quan đến chủ đề này cho thấy một sự thật rằng: các nhà khoa học đã và đang tham dự vào trò chơi.
Như vậy có phải thực sự câu hỏi về bản chất ý thức đã đựơc chuyển từ nhà triết học sang nhà khoa học để mong chờ tìm kiếm câu giải đáp trọn vẹn bằng các nghiên cứu thực nghiệm chăng? Câu trả lời, cho dù tiếp cận ở bất kỳ khía cạnh nào, đó là phụ thuộc vào người được hỏi. Tuy thế đối với những câu hỏi cổ điển khó nuốt này thì công việc của các nhà khoa học chỉ có vẻ là đang tập hợp và phân lọai lại dữ liệu. Vì cho đến nay, các nguồn dữ liệu đáng tin cậy còn rất rải rác.
Nhà triết học Pháp giữa thế kỷ 17 René Descartes (Ảnh: img.tfd) |
Nhưng những mô tả gần đây về ý thức đứng trên quan điểm khoa học đã hầu như hòan tòan bác bỏ quan điểm của Descartes; các nhà khoa học cho rằng thể xác và tâm hồn là những khái niệm khác nhau của cùng một chủ thể. Theo quan điểm mới thì ý thức chính là những đặc tính và sự tổ chức của neuron trong não. Nhưng làm thế nào để điều này xảy ra? Cũng như vì sao mà các nhà khoa học lại chấp nhận thay đổi quan điểm và chuyển hướng nghiên cứu về ý thức, một lĩnh địa nghiên cứu không thể quan sát và đo đạc như những nghiên cứu cổ điển mà bấy lâu các nhà nghiên cứu cố thủ?
Điều này, có thể bắt nguồn từ việc một số nhà khoa học quan sát thực nghiệm trên một số bệnh nhân có bệnh về thần kinh thấy rằng những bệnh nhân này có những biến đổi ý thức rất mạnh. Và cũng từ những quan sát thực nghiệm này, nhiều quan điểm về ý thức dần dần thay đổi và hé mở những hiểu biết mới. Chẳng hạn người ta nhận thấy với một số bệnh nhân bị mất ý thức, nguyên nhân có thể là do một vài cấu trúc nào đó nơi vùng cuống não bị hư hỏng khiến cho bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái hôn mê hay sống đời sống thực vật. Ngoài ra, người ta còn cho rằng mặc dù các khu vực trong vùng cuống não có thể là nơi chịu trách nhiệm chính phát sinh ý thức, nhưng dường như đó không phải là khu vực duy nhất có vai trò này. Điều đó cũng có nghĩa là những ý thức khác nhau xuất phát từ những vùng khác nhau của não.
Nhiều dẫn chứng khác cho thấy khi một số khu vực chịu trách nhiệm về thị giác nằm trên vùng võ não bị tổn thương sẽ khiến cho bệnh nhân giảm thiểu trí năng quan sát và nhận biết sự vật. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là một bệnh nhân nữ tên D.F, cô này không thể nhận biết hình dạng hay xác định hướng không gian của khe rãnh hẹp trên một dĩa nằm ngang. Tuy nhiên khi yêu cầu cô ta đưa những tấm card nhỏ vào những khe nhỏ này thì cô ta lại thực hiện rất dễ dàng. Như vậy điều trái khuấy nằm ở chỗ, cô ta phải biết được hướng không gian của khe rãnh nhỏ thì cô ta mới có thể đưa tấm card vào theo đúng chiều, nhưng có vẻ như cô ta không biết cái mà cô ta biết.
Những ý thức khác nhau xuất phát từ những vùng khác nhau của não (Ảnh: splweb) |
Một thí nghiệm thường tiến hành với khỉ đó là tạo ra hiện tượng ảo giác quang học nghĩa là cùng một vật thể nhưng mỗi thời điểm quan sát khác nhau lại là một dạng khác nhau (khối lập phương Necker là một ví dụ nổi tiếng). Bằng cách huấn luyện cho khỉ quan sát và nhận diện chính xác cái mà chúng quan sát trên khối lập phương Necker, sau đó các nhà nghiên cứu dò tìm những neurone nào tạo ra sự nhận diện này. Từ việc dò tìm ra sợi thần kinh sẽ giúp nhà khoa học khám phá ta hệ thống thần kinh nào liên quan đến việc kiến tạo ý thức từ quan sát. Từ đó giúp giải thích tạo sao con người có thể hình thành cái gọi là kinh nghiệm quan sát khi nhìn một vật thể, ví dụ như khi nhìn thấy hoa hồng, photon sẽ đập vào retina, tính hiệu lại dẫn về não và từ đó não sẽ nhận diện, phân tích và xác định đó là hoa hồng chứ không phải ... cây chổi.
Tuy có nhiều thành công nhưng những thí nghiệm theo hướng này thực sự chỉ giúp hiểu biết một phần rất nhỏ của tiến trình hình thành và phát triển ý thức và do đó hầu như không thể giúp giải quyết được vấn đề phổ quát nhất của ý thức con người: ý thức tự thân (bản ngã mỗi người). Dẫu sao thì hiện nay nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được bắt đầu, và do đó nếu kết quả nghiên cứu không thể cung cấp những manh mối giúp trả lời ý thức xuất phát từ đâu từ đám rối thần kinh thì có lẽ các nhà nghiên cứu tốt nhất nên xác lập lại hướng nghiên cứu để tìm câu trả lời.
Hơn thế nữa, tham vọng của các nhà khoa học không chỉ muốn tìm hiểu cơ sở sinh học của ý thức mà họ còn muốn biết tại sao ý thức tồn tại?. Đó cũng là một hướng tiếp cận nghiên cứu về ý thức khác mà nhiều nhà khoa học muốn tìm câu giải đáp. Áp lực chọn lọc nào khiến cho ý thức phát triển và có bao nhiêu loài anh em của chúng ta cùng có những áp lực này? Nhiều nhà nghiên cứu giả định rằng con người không phải là loài duy nhất mang ý thức, nhưng việc nghiên cứu ý thức ở các loài phụ thuộc vào khái niệm ý thức ở các loài so với khái niệm ý thức của loài người. Đi sâu hơn là người ta còn tin là có thể dựa trên những marker sinh học để mong tìm kiếm câu trả lời làm thế nào mà ý thức phát triển ở buổi sơ khai của sự sống?. Quả là những tham vọng đáng nể.
Tuy còn nhiều vần đề còn chờ các nhà nghiên cứu ở phía trước, nhưng điều may mắn là hiện có rất nhiều nhà khoa học trẻ tham gia vào cuộc đua tìm kiếm câu trả lời: nguồn gốc ý thức. Điều này khiến các nhà khoa học lão thành tin rằng câu hỏi sẽ sớm có được giải đáp.