Rạn san hô là một trong những món quà của thiên nhiên. Cấu trúc carbon tuyệt đẹp này không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp của đại dương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng hệ sinh thái. Chúng là nơi trú ngụ của nhiều loài cá nhỏ.
Các rạn san hô có thể sống đến hàng nghìn năm tuổi. (Ảnh: National Geographic).
Trên thực tế, một loài san hô đơn lẻ được tạo thành từ vô số động vật nhỏ bé được gọi là polyp.
Polyp có thể nhỏ như một hạt cát hoặc có thể sở hữu kích thước lên đến 10 inch (hơn 25 cm). Chúng hút canxi cacbonat từ nước và kết tụ lại với nhau để tạo thành các rạn san hô.
Vì san hô là sinh vật sống, chúng cần nguồn thức ăn để tồn tại. Một số ăn cá nhỏ và sinh vật phù du, phần còn lại ăn tảo phát triển trên lớp ngoài. San hô mở rộng bằng cách sinh ra trứng san hô.
Các rạn san hô có thể sống đến hàng nghìn năm tuổi. Chúng là những sinh vật nhạy cảm. Yếu tố nhỏ như nhiệt độ nước thay đổi, tiếp xúc quá mức với tia nắng mặt trời hoặc sóng mạnh đều có thể giết chết chúng. Ngoài ra, san hô cũng có thể bị ăn bởi nhiều sinh vật biển khác.
Các rạn san hô có thể chỉ bao phủ tỷ lệ rất nhỏ dưới đáy đại dương thế giới. Tuy nhiên, gần 1/4 các sinh vật biển được rạn san hô bảo vệ và nuôi dưỡng trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Các rạn san hô cũng bảo vệ bờ biển khỏi tác động của thiên tai và làm tăng vẻ đẹp cảnh quan dưới đại dương.
Những thay đổi nhiệt độ nhỏ có thể khiến rạn san hô mất màu. (Ảnh: International Coral Reef Initiative).
Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và hiện tượng Trái Đất nóng lên gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến các rạn san hô bị suy thoái ở mức báo động. Nhiều yếu tố góp phần phá hủy chúng, có thể kể đến:
Việc đánh bắt cá quá mức trở thành vấn đề thực sự. Các kỹ thuật đánh bắt hiện đại không chỉ tăng sản lượng đánh bắt mà còn làm hỏng các rạn san hô trên đường tàu đi qua.
Với sự thay đổi tổng thể của khí hậu, đại dương cũng bị ảnh hưởng. Những thay đổi nhiệt độ nhỏ có thể khiến rạn san hô mất màu. Màu sắc bên ngoài này là dấu hiệu của san hô khỏe mạnh. Một khi chúng bắt đầu biến mất, san hô sẽ dễ bị cá ăn và tảo phá hủy.
Các môn thể thao dưới nước như lặn với ống thở, lặn sâu trở nên phổ biển những năm trở lại đây. Ngoài yếu tố khám phá, mạo hiểm, nhiều người lặn chỉ để ngắm san hô. Tuy nhiên, thuyền của người lặn biển có thể neo trên một lớp san hô và nghiền nát chúng.
Ngoài ra, du khách dễ vô tình giẫm đạp san hô trong quá trình trải nghiệm. Những thợ lặn nghiệp dư, mới vào nghề không có nhiều khả năng kiểm soát dưới nước. Vây của họ dễ chạm vào san hô và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật này.
Phế liệu nhựa, lưới và các chất thải khác trôi nổi ra biển là yếu tố hàng đầu làm hỏng hệ sinh thái dưới nước. Ngoài việc gây hại cho sinh vật biển, rác có thể vướng vào các rạn san hô, giết chết chúng.
Để giải quyết vấn đề dân số ngày càng tăng, người dân đã bắt đầu khai hoang. Sự đảo lộn trật tự tự nhiên gây ra sự dịch chuyển của các chất dinh dưỡng cần thiết để san hô phát triển. Sự thay đổi này có thể giết chết san hô hoặc làm chúng xấu đi.
Khi lớp màng bị đâm thủng, san hô dễ nhiễm trùng. (Ảnh: Accor Hotels).
Nhiều người tin rằng san hô được làm từ vật liệu cứng và phát triển dồi dào nên không dễ dàng bị phá hủy. Tuy nhiên, sinh vật này được bao bọc bởi một lớp màng rất mỏng và dễ vỡ khi chạm vào. Khi lớp màng bị đâm thủng, san hô dễ nhiễm trùng.
Vì vậy khi lặn, bạn cần chú ý:
San hô là động vật hay thực vật?
Vì sao các rặng san hô trên thế giới đang dần biến mất
"Bay" lên trời trốn cá nục, cá chuồn lại thành mồi ngon của chim cốc biển