Cơ thể người có 4 tạo vật "kinh dị", và sự thật về chúng là gì?

  •   3,65
  • 14.112

Liệu bạn có biết vì sao ngoáy mũi lại là một tật phổ biến, hay ghèn mắt thật sự có công dụng gì?

Mọi người thường có xu hướng lảng tránh việc nói các chủ đề liên quan đến chất thải của cơ thể, chẳng hạn như gỉ mắt, mồ hôi - một phần vì phép lịch sự, còn lại là do cảm giác rờn rợn khi nhắc tới.

Tuy nhiên, dù cấm kị thế nào thì hàng ngày chúng ta vẫn phải phải tiếp xúc với chất bài tiết của chính cơ thể mình. Cho nên thay vì đơn thuần chê bẩn, mời bạn hãy xem qua bài viết bên dưới để cùng tìm hiểu sâu hơn về những điều mà hầu như ai cũng có nhưng đều muốn né này.

1. Cặn bẩn ở rốn thực chất là...

Không phải tất cả mọi người đều có ghét bẩn ở rốn. Sự thật là người có ít lông bụng sẽ càng có ít ghét bẩn hơn.

Có điều, ghét bẩn ở rốn chưa chắc đã bẩn như bạn nghĩ, vì đa phần là các sợi vải từ áo của chúng ta. Những sợi vải bám vào lông bụng, rồi rơi vào rốn trong quá trình vận động.

Các thành phần còn lại của ghét gồm có bụi, da chết, chất béo, protein, mồ hôi, và cả lông bụng.
Các thành phần còn lại của ghét gồm có bụi, da chết, chất béo, protein, mồ hôi, và cả lông bụng.

Tuy ghét ở rốn nhìn không đẹp đẽ gì, nhưng thực chất lại có thể giúp cho vùng rốn được sạch hơn, vì quá trình này sẽ vô tình giữ lại vi khuẩn. Và đến khi kỳ cọ trong nhà tắm, có thể nói rốn của bạn lúc đó sẽ sạch nhất cơ thể luôn.

2. Sự khác biệt về ráy tai của mỗi người

Ráy tai của con người được chia ra làm hai loại: ướt hoặc khô. Việc một người có loại ráy tai nào được quyết định bởi gene. Chỉ cần thay đổi một kí tự G thành A trong mã gene: từ GBCC11 thành ABCC11, tuyến bã nhờn sẽ sản xuất ráy tai khô và ngược lại.

Ráy tai của con người được chia ra làm hai loại: ướt hoặc khô.
Ráy tai của con người được chia ra làm hai loại: ướt hoặc khô.

Tuy khác nhau về độ dính nhớp, nhưng nói chung cả hai loại ráy tai đều có công dụng bôi trơn, ngăn côn trùng bò vào sâu trong ống tai, và một số tác dụng kháng khuẩn.

Có một điều ít người biết, đó là ráy tai được dùng để chế ra các loại son dưỡng môi thời kì đầu nhờ tính chất dễ bôi trơn của nó.

3. Mồ hôi không chỉ đơn giản có chức năng làm mát

Theo những điều chúng ta được học, khi nhiệt độ cơ thể con người tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để hạ nhiệt qua quá trình bay hơi.

Mồ hôi còn tiết ra vào những thời điểm chúng ta cảm thấy sợ hãi, xấu hổ, lo lắng...
Mồ hôi còn tiết ra vào những thời điểm chúng ta cảm thấy sợ hãi, xấu hổ, lo lắng...

Điều đó đúng nhưng chưa đủ, bởi mồ hôi còn tiết ra vào những thời điểm chúng ta cảm thấy sợ hãi, xấu hổ, lo lắng, hoặc đau đớn.

Trong mồ hôi, ngoài thành phần chủ yếu là nước, thì còn có amoniac, đường, protein, các nguyên tố vi lượng... và đặc biệt là phân tử gây mùi.

Với các cảm xúc khác nhau mà một người trải qua thì mùi hương ẩn trong mồ hôi của họ cũng có sự khác biệt. Chúng ta có thể gián tiếp biết được cảm xúc của người khác chỉ thông qua mùi mồ hôi của họ.

Trong một thí nghiệm, các nhà tâm lý học cho 10 người đàn ông xem qua những đoạn phim có thể gây sợ hãi hoặc ghê rợn, sau đó thu lấy mẫu mồ hôi của họ.

Cảm xúc khác nhau thì mùi hương trong mồ hôi cũng khác nhau.
Cảm xúc khác nhau thì mùi hương trong mồ hôi cũng khác nhau.

Tiếp theo, 36 người phụ nữ được cho ngửi mùi mồ hôi và dự đoán cảm xúc chủ nhân của nó. Kết quả, những người phụ nữ ngửi qua mẫu mồ hôi tiết ra khi sợ hãi cũng bộc lộ nét sợ hãi trên khuôn mặt, và tương tự với cảm xúc kinh tởm, dù trước đó họ không hề biết chủ nhân mẫu mồ hôi đã trải qua điều gì.

Vì thế, mồ hôi không chỉ để làm mát, mà đó còn là công cụ truyền tải cảm xúc thầm kín của chúng ta đến với người xung quanh.

4. Ghèn mắt (gỉ mắt) giúp bảo vệ "cửa sổ tâm hồn"

Mỗi sáng thức dậy, một trong các bước vệ sinh quen thuộc của chúng ta là lấy gỉ mắt. Nhưng tại sao các cục màu vàng khè như vậy lại xuất hiện? Chúng có tác dụng gì hay chỉ làm bạn trông lôi thôi, xấu xí trong mắt người đối diện?

Gỉ mắt được tạo ra từ lớp ngoài cùng của màng nước mắt.
Gỉ mắt được tạo ra từ lớp ngoài cùng của màng nước mắt.

Trước tiên, ta cần biết gỉ mắt được tạo ra từ lớp ngoài cùng của màng nước mắt. Lớp màng này gồm ba phần.

Đầu tiên là lớp glycocalyx phủ trực tiếp lên giác mạc và có tác dụng hút nước. Lớp thứ hai phủ trên glycocalyx là dung dịch nước mắt với thành phần chủ yếu là nước. Bề dày của lớp này chỉ 0,4 micromet bằng với một sợ tơ nhện, có tác dụng bôi trơn và chống nhiễm trùng.

Lớp ngoài cùng cũng chính là lớp tạo ghèn, chứa một chất dầu gọi là meibum mà thành phần gồm có các axit béo và cholesterol.

Meibum là chất kị nước, do đó giữ cho lớp nước mắt bên trong không bay hơi quá nhanh hoặc chảy liên tục ra ngoài. Theo một nghiên cứu, việc mất đi lớp meibum sẽ khiến mắt khô nhanh gấp 17 lần bình thường.

Giấc ngủ làm thư giãn cơ bắp dẫn đến việc các tuyến tiết meibum giải phóng lượng nhiều hơn so với lúc thức.
Giấc ngủ làm thư giãn cơ bắp dẫn đến việc các tuyến tiết meibum giải phóng lượng nhiều hơn so với lúc thức.

Meibum có vai trò quan trọng giữ ẩm cho mắt, và ở nhiệt độ cơ thể con người bình thường chất này ở dạng lỏng không màu. Tuy nhiên, khi nhiệt độ giảm xuống một chút lúc con người đi ngủ, meibum vượt quá điểm đông đặc nên hóa thành dạng rắn mà chúng ta gọi là ghèn.

Theo bác sĩ nhãn khoa người Úc Robert G. Linton, giấc ngủ làm thư giãn cơ bắp dẫn đến việc các tuyến tiết meibum giải phóng lượng nhiều hơn so với lúc thức, là nguyên nhân khiến mỗi buổi sáng khi soi gương chúng ta có thể thấy rõ lượng ghèn kha khá đóng quanh mắt.

Cập nhật: 27/07/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,65
  • 14.112