Con người làm khí hậu biến đổi

  •  
  • 224
Một báo cáo khoa học thực hiện cho chính phủ Hoa kỳ kết luận rằng có chứng cứ rõ rệt là những hoạt động của con người làm biến đổi khí hậu địa cầu.

Bắt đầu khảo sát khí hậu từ thập niên 1950
Bắt đầu khảo sát khí hậu từ thập niên 1950 (Ảnh: bbc)
Báo do Climate Change Science Program (CCSP), một dự án liên bang về khí hậu của Hoa kỳ nói rằng, "những gì xảy ra trong 50 năm qua không thể lý giải bằng những hiện tượng thiên nhiên".

CCSP nhận thấy nhiệt độ gia tăng trong hạ tầng khí quyển cũng như trên bề mặt của trái đất. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói cần có thêm dữ liệu tốt hơn.

Khảo sát nhiều năm trước cho thấy nhiệt độ hạ tầng khí quyển không tăng mặc dù có bằng chứng cho thấy nhiệt độ mặt đất tăng.

Điều đó trái ngược với những gì người ta biết về khí quyển cho nên một số khoa học gia trong ngành tỏ ra hoài nghi.

Phúc trình mới, ''Khuynh hướng nhiệt độ hạ tầng khí quyển", xem xét lại dữ liệu khí quyển và kết luận rằng nhiệt độ trong hạ tầng khí quyển có gia tăng.

Điều đó, theo các tác giả của phúc trình, tác động của hoạt động con người đối với khí hậu địa cầu là rõ ràng.

Dữ liệu chưa đầy đủ

Nhưng cần có thêm dữ liệu để hổ trợ để làm rõ thêm một số điểm.

Nói chung nhiệt độ hạ tầng khí quyển tăng từ 0,10 đến 0,20 độ C mỗi mười năm kể từ năm 1979 khi bắt đầu có nhiều dữ liệu do các vệ tinh cung cấp.

Nhưng đó là một khoảng cách lớn theo bản phúc trình, "Điều đó không rõ là nhiệt độ hạ tầng khí quyển ấm lên nhiều hơn, hay ít hơn, so với bề mặt trái đất".

Ông Peter Thorne, thuộc Nha khí tượng Anh, có đóng góp cho bản phúc trình nói rằng, "Chúng tôi không khảo cứu khí quyển để tìm hiểu về nhiệt độ".

Ông Fred Singer, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành vì vậy vẫn nói không có chuyện con người làm cho khí hậu biến đổi.

"Dữ liệu trong phúc nói chung là tốt", ông nói, "Vấn đề là họ đi đến kết luận không giống như những gì dữ liệu cho thấy".

Không dễ đo nhiệt độ khí quyển

Các vệ tinh ghi nhận nhiệt độ trong khoảng cách từ quỹ đạo của chúng với trái đất, nhưng không đo được tại những đô cao khác nhau.

Dụng cụ đo nhiệt độ trên vệ tinh cũng cũ đi làm ảnh hưởng đến kết quả, nhất là khi các vệ tinh theo thời gian không còn đồng bộ.

Trong trường hợp đo bằng bong bóng tuy ghi nhận nhiệt độ thực ở các độ cao khác nhau khi bóng bay lên, nhưng sau đó là mất luôn máy đo không tìm lại được.

Điều chỉnh các dữ liệu vì vậy là công việc phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian.

Bản phúc trình đề nghị tăng cường cơ sở hạ tầng để thu thập dữ liệu chính xác để có thể giải đáp cho những bài toán chưa có đáp số.

Theo BBC
  • 224