Trong dịp World Cup 2022, hãy cùng chúng tôi điểm qua 10 bí mật mà có thể bạn chưa biết về chiếc cúp vàng danh giá nhất thế giới.
Có thể bạn là một tín đồ cuồng nhiệt của môn thể thao vua và rất quan tâm đến ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup. Bạn rất am hiểu về từng lịch sử của cầu thủ và giải đấu. Tuy nhiên, có chắc rằng bạn đã biết hết được những bí mật đằng sau mà chiếc cúp vàng danh giá nhất thế giới mang lại. Sau đây chúng tôi sẽ bật mí về 10 bí mật của chiếc cúp vàng đã tồn tại hơn suốt 88 năm qua.
Hình dạng đầu tiên của chiếc cúp vàng danh giá nhất hành tinh.
Từ khi giải đấu World Cup đầu tiên được diễn ra vào năm 1930 tại Uruguay. Chiếc cúp vàng đầu tiên đã xuất hiện với cái tên “Nữ thần vàng” được người thợ kim hoàng có tên là Abel Lafleur thiết kế và làm từ vàng thật nặng 1,8kg, với chiếc đế được làm bằng đá hoa cương xanh da trời nặng gần 4kg. Trước năm 1970, Chiếc Cúp này vẫn được trả về cho FIFA vì quy định đề ra.
Thủ lĩnh Carlos Alberto dương cao chiếc cúp vàng lần thứ 3 liên tiếp của Brazil.
World Cup 1970 là chức vô đích lần thứ 3 liên tiếp của ĐT Brazil. Chính vì thế, Brazil được trao tặng chiếc cúp vàng “Jules Rimet” vĩnh viễn theo quy định FIFA. Sau đó, FIFA đã đặt làm 1 chiếc Cúp khác và lấy tên là FIFA World Cup. Theo quy định mới, chiếc Cúp này sẽ không thuộc quyền sở hữu của 1 đội bóng nào cả, những đội bóng chiến thắng sẽ được trao tặng mẫu thu nhỏ để làm kỷ niệm cùng với việc giữ chiếc Cup World Cup cho đến kỳ tiếp theo.
“Jules Rimet” đã mất tích sau chiến thắng hào quang của Brazil 1970.
Sau khi đội tuyển Brazil đoạt chức vô địch World Cup lần thứ 3 vào năm 1970. ĐT Brazil đã giữ chiếc cúp này mãi mãi do quy định của FIFA ban hành khi giải đấu vừa thành lập. Chiếc cúp này đã được tưng bày tại trụ sở liên đoàn bóng đã Brazil tại Rio De Janeiro trong tủ kính có thể chống được cả tên lửa. Tuy nhiên, vào tháng 12/1983 chiếc cúp “Jules Rimet” đã mất tích, không cánh mà bay khỏi tủ kính bảo vệ ấy, 4 người đàn ông đã bị nghi ngờ và kết án.
Số phận của “Jules Rimet” cho đến bây giờ vẫn là bí ẩn lớn nhất của thế giới.
Vào ngày 20/3/1966, 4 tháng trước kỳ khai mạc VCK World Cup diễn ra tại Anh. Chiếc Cúp “Jules Rimet” đã bị lấy trộm trong một cuộc triễn lãm công cộng tại quãng trường trung tâm ở Westminster. Rất may là nó đã được tìm thấy chỉ 7 ngày sau đó trong tình trạng bị gói trong một tờ báo chôn dưới chân bờ rào một khu vườn ở ngoại ô Upper Norwood, phía nam Lon Don, do chú cho có tên là Pickles đã tìm ra. Tuy nhiên thảm kịch đã xảy ra, khi chiếc cúp lại bị đánh cắp 1 lần nữa, sau khi đội bóng Brazil vĩnh viễn được nhận chiếc Cúp năm 1970. Như đã nói ở trên, nhưng cho đến ngày nay chiếc cúp ấy vẫn chưa được tìm thấy.
Beckenbauer là “thủ lĩnh” đầu tiên được dương cao chiếc cúp mới
Trong lần thứ 10 giải đấu World Cup được diễn ra, ĐT Tây Đức là đội bóng có được vinh dự là đội đầu tiên được nâng cao chiếc cúp mới FIFA World Cup danh giá trên sân nhà của mình. Người đầu tiên được vinh dự dương cao chiếc cúp chính là “Hoàng Đế” Beckenbauer sau khi đánh bại ĐT Hà Lan với tỷ số 2-1 tại Munich.
Tuyệt phẩm mà Silvio mang lại cho toàn thế giới là vô cùng to lớn
Không chỉ đơn thuần là chiếc cúp trao cho nhà vô địch thế giới. Cúp vàng World Cup còn là một tác phẩm xuất sắc nhất mọi thời đại về mặt nghệ thuật. Để tạo ra nó, phải cần đến 53 nhà điêu khắc nổi tiếng trên thế giới đã vào cuộc thực hiện từ thiết kế của họa sĩ người Ý Silvio Gazzaniga ở năm 1971.
Khi ông đã đánh bại các đối thủ đến từ 17 quốc gia khác, theo thiết kế của Silvio thì cúp vàng có chiều cao 36.5cm được làm từ 5kg vàng 18cara cùng 2 lớp đá quý màu xanh lá cây. Ngoài ra chiếc Cúp còn là một tác phẩm nghệ thuật với hình xoắn ốc được tạo hình bằng 2 cầu thủ đang đón lấy quả địa cầu, nâng cao như 1 biểu tượng chiến thắng.
Bản sao của chiếc cúp này chỉ là “mạ vàng”.
Chiếc cúp vàng FIFA World Cup chính thức được làm từ 6,175 kg vàng khối và có giá trị vô cùng lớn. Tuy nhiên, bản sao của chiếc cúp này khi được trao cho các đội lên ngôi vô địch thế giới chỉ là “Mạ vàng” ruột rỗng. Đội vô địch chỉ được lưu giữ chiếc cúp này trong một khoảng thời gian, sau đó FIFA sẽ làm thêm 1 chiếc cúp bản thu nhỏ hơn cho các đội đã vô địch. Dĩ nhiên, sẽ chẳng có đội tuyển nào được giữ vĩnh viễn chiếc cúp FIFA World Cup này.
Tên của đội tuyển vô địch sẽ được khắc bằng chính ngôn ngữ của Quốc gia đó.
Nếu chúng ta để ý, sẽ thấy ở đế chiếc cúp có khắc chữ FIFA World Cup. Tuy nhiên, nếu các đội tuyển dành được danh dự vô địch tại mỗi kỳ World Cup sẽ được khắc tại mặt đáy của cúp nên sẽ không nhìn thấy được khi đặt chiếc cúp thẳng đứng. Và tên của ĐT vô địch sẽ được khắc bằng chính ngôn ngữ của Quốc gia đó, nếu Việt Nam vô địch World Cup thì mặt đáy chiếc cúp sẽ ghi rõ rằng “Việt Nam” trên chiếc cúp này. Tính đến năm 2014, đã có 11 nhà vô địch đã được khắc tên ở đáy, chưa rõ FIFA sẽ dừng dùng chiếc cúp này như thế nào, khi tên của các quốc gia đã khắc đầy trên đáy chiếc Cúp.
Cúp vàng FIFA World Cup rỗng ruột.
Đây có vẻ là điều thất vọng của chúng ta, nhưng đây là sự thật. Có thông tin đưa ra rằng 1 chiếc cúp vàng World Cup đặc sẽ nặng khoảng 70kg với trọng lượng như vậy thì quá nặng để các cầu thủ ăn mừng chiến thắng khi vô địch. Chiếc Cúp hiện tại được FIFA chế tạo ra nhằm thay thế cho Cúp “Jules Rimet” hay được gọi với cái tên là “Nữ thần Vàng”.
Chiếc cúp vàng này đã đến Việt Nam, nằm trong chương trình FIFA World Cup Trophy.
Năm 2014, trong một hoạt động nhằm cổ vũ cho World Cup tại Brazil. Chiếc cúp vàng này đã đến Việt Nam, nằm trong chương trình FIFA World Cup Trophy Tour kéo dài 267 ngày qua 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Theo đó, người hâm mộ Việt Nam đã được chiêm ngưỡng và chụp hình với chiếc cúp vàng FIFA World Cup danh giá. Đây là lần thứ 3 chiếc Cúp này đặt chân xuống mảnh đất chữ S.