Đã có thể chuyển hóa quần áo cũ biến thành nhiên liệu?

  •  
  • 1.211

Cuối bộ phim Back to the Future, nhà khoa học điên Emmett "Doc" Brown đã qua trở lại thời hiện tại với cỗ máy thời gian – chiếc xe ô tô DeLorean dùng rác thải làm năng lượng, nhờ có một lò phản ứng tận dụng nguyên liệu tái chế đến từ tương lai, có tên Mr Fusion. Một công ty ở Nhật Bản cũng đang cố gắng tái hiện phiên bản đời thật của lò phản ứng này. Và họ còn sử dụng hình ảnh của chiếc xe "huyền thoại" DeLorean để quảng bá nó.

Jeplan nói rằng 1 tấn quần áo bỏ đi có thể tạo ra được 700 lít ethanol
Jeplan nói rằng 1 tấn quần áo bỏ đi có thể tạo ra được 700 lít ethanol, tiết kiệm diện tích đất để phục vụ cho việc trồng trọt, nông nghiệp.

Recycler Jeplan đang nghiên cứu sản xuất ra một loại xăng sử dụng sợi cotton từ quần áo. Jeplan nói rằng 1 tấn quần áo bỏ đi có thể tạo ra được 700 lít ethanol, tiết kiệm diện tích đất để phục vụ cho việc trồng trọt, nông nghiệp. Công ty này cũng cho biết rằng họ đang tìm hiểu cách để tái chế vải pôliexte. Hóa chất này được hòa vào vải để giảm giá thành, cải thiện độ bền và khiến quần áo không bị nhăn. Nó được sử dụng trong 60% tổng số lượng áo quần tiêu thụ trên toàn thế giới, theo Jeplan cho biết, và có thể trở thành một nguồn cung quý giá khi tháo bỏ và tái sử dụng lại thành quần áo mới.

Tái chế đồ nhựa, giấy và kim loại hiện đã rất phổ biến, tuy nhiên phần lớn quần áo bỏ đi trên toàn thế giới lại bị tồn đọng ở bãi rác hoặc bị thiêu, đốt. "Chỉ có 10% số lượng quần áo này được tái sử dụng, và đó là bao gồm cả việc bán hàng "secondhand"" Masaki Takao, nhà đồng sáng lập kiêm CEO của công ty có trụ sở tại Tokyo, Jeplan. "Điều này đúng với tất cả các quốc gia".

Ethanol sản xuất được từ quần áo bỏ đi.
Ethanol sản xuất được từ quần áo bỏ đi.

Takao và đội ngũ của ông đang tiến hành thử nghiệm một kỹ thuật "chiết xuất" được sợi pôliexte từ quần áo bằng cách áp dụng chu kỳ chưng cất và bốc hơi nhiều lần. Quá trình này chỉ tạo ra một nửa số lượng Các-bon điôxít tỏa ra khi làm quần áo. Tuy nhiên gian nan, thử thách nằm ở chỗ họ phải thu được pôliexte có độ tinh khiết cao, và ông Takeo nói rằng: "Không có ai dám làm điều này, vì nó quá khó khăn".

Takao rời bỏ trường sau đại học để lập ra công ty Japlan vào năm 2007 cùng Michihiko Iwamoto, một nhân viên bán hàng cho công ty dệt may. Japlan đã hợp tác với đại học Osaka để phát triển công nghệ tái chế vải cotton. Họ bắt đầu chiến dịch quảng bá sản phẩm vào năm 2013 và thu hút được sự chú ý của Mitsubishi và NTT Docomo. Japlan đã thu được 13 triệu USD kể từ khi thành lập và coi Docomo cùng công ty đầu tư chuyên nghiệp Jafco là những cổ đông lớn nhất của mình.

Quần áo được bỏ vào một cái máy để thực hiện quy trình chưng cất và bốc hơi.
Quần áo được bỏ vào một cái máy để thực hiện quy trình chưng cất và bốc hơi.

Trong bộ phim Back to the Future, nhân vật Doc Brown – do diễn viên Christopher Lloyd thủ vai – đã ném vỏ chuối và lon bia uống dở vào lò phản ứng to bằng cái máy pha cà phê Mr. Fusion. Tuy nhiên quy trình của Japlan lại cần tới một nhà máy để thực hiện. Công ty này đang xây dựng một cơ sở sản xuất tại phía nam đảo Kyushu, được kỳ vọng sẽ đưa vào hoạt động cuối mùa hè năm nay và có thể xử lý tới 2.000 tấn quần áo mỗi năm. Vải Pôliexte hiện đang được đưa vào tích trữ cho tới khi nhà máy chính thức mở cửa.

Để quảng bá cho những nỗ lực tái chế của Jeplan, Takao đã đặt mua một chiếc xe DeLorean nguyên bản như trong bộ phim. Ông đã phải nộp một đơn yêu câu đến cho hãng phim Universal Pictures trước khi studio này đồng í bán cho Takao chiếc xe và cho phép ông quyền sử dụng nó cho mục đích quảng cáo. Ông không tiết lộ mình đã trả bao nhiêu tiền cho nó, nhưng vận chuyển nó từ Mỹ về Nhật Bản đã hết 5 triệu Yên, tương đương 44.000 USD.

Một thùng chứa glucozơ đang lên men, một phần của quá trình biến cotton thành nhiên liệu.
Một thùng chứa glucozơ đang lên men, một phần của quá trình biến cotton thành nhiên liệu.

Chiếc DeLorean sẽ được sử dụng để di chuyển đến các cửa hàng, khu trung tâm thương mai, mua sắm khắp Nhật Bản để giới thiệu về thành phẩm của công ty Jeplan. Để có thể cạnh tranh được với phương thức sản xuất quần áo truyền thống, công ty này cần tới 30.000 tấn pôliexte mỗi năm. Takao hi vọng rằng chiếc xe sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người, và sau khi biết được về quy trình tái chế của Jeplan, họ sẽ quyên góp quần áo.

Công ty này đã đặt những thùng đựng quần áo qua sử dụng tại hơn 2.100 địa điểm khắp Nhật Bản, bao gồm tại các khu trung tâm mua sắm, và bắt tay làm việc với Ryohin Keikaky, người đứng đầu chuỗi bán lẻ Muji, và công ty nắm quyền sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Seven & I Holdings. Takao cũng lên kế hoạch "thu nạp" nhiều nhà sản xuất quần áo khác và có dự định bán nguyên liệu được tái chế cho các ông lớn khác trong ngành may mặc.

Japlan hiện đang thương thảo với nhiều hãng đồ thể thao và các đội bóng đá trên toàn cầu với những đề nghị tương tự. Takao thấy được tiềm năng lớn ở cộng đồng fan hâm mộ môn thể thao vua; không chỉ vậy, đồng phục bóng đá có thành phần pôliexte rất cao, hoàn toàn phù hợp để tái chế. "Thật khó thể khiến người tiêu dùng quan tâm tới trái đất, tuy nhiên họ sẽ tham gia các hoạt động này nếu như nó thực sự thú vị", ông nói. "Bằng cách thực hiện những sự kiện lớn, chúng tôi hi vọng có thể thay đổi được cái nhìn của mọi người về việc tái chế".

Cập nhật: 29/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.211