Đảo Greenland đang tan chảy với tốc độ "chóng mặt"

  •  
  • 981

Các số đo từ vệ tinh cho thấy sự tan chảy của dải băng ở Đảo Greenland đang xảy ra với tốc độ rất nhanh. Theo dữ liệu từ Vệ tinh của Cơ Quan Không Gian Mỹ (Nasa) thì tốc độ tan chảy băng đã tăng nhanh từ năm 2004.

Các số đo từ vệ tinh cho thấy sự tan chảy của dải băng ở Đảo Greenland đang xảy ra với tốc độ rất nhanh.

(Ảnh: spiegel.de)

Nếu chỏm băng hoàn toàn biến mất thì mực nước biển toàn cầu sẽ tăng lên 6,5m (tương đương 21 feet)

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã viết trong tạo chí Khoa Hoc rằng phần lớn băng đang tan chảy là ở phía đông của Đảo Greenland.

Tiến sĩ Jianli Chen của trường đại học Texas ở Austin và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những thay đổi hàng tháng của lực hấp dẫn trái đất từ tháng 4 năm 2002 đến tháng 11 năm 2005.

Các số đo có đuợc từ vệ tinh Grace (vệ tinh thí nghiệm khí hậu và xác định lực hấp dẫn). Vệ tinh này của cơ quan không gian Mỹ đuợc phóng vào năm 2002. (Vệ tinh Grace thu thập dữ liệu bằng cách rượt đuổi nhau trong quỹ đạo. Khi vệ tinh thứ nhất di chuyển qua trường hấp dẫn không đều của trái đất, vệ tinh thứ hai bám theo sau cách xa 220km, đo sự thay đổi của trường hấp dẫn chính xác tới một phần nghìn của 1mm. Mức độ thay đổi mà 2 vệ tinh dò được mô tả bản chất và quy mô của những bất bình thường về trọng lực trên những vùng mà chúng đi qua.)

Từ những dữ liệu này, chúng có thể tính toán được những thay đổi về khối lượng của dải băng đảo Greenland.

Có rất nhiều yếu tố góp phần vào dự thay đổi bất thường của trọng lực trái đất.

Nhưng một khi loại bỏ sự ảnh hưởng của không khí và đại dương thì sự biến đổi bất thường của trọng lực trái đất hầu như phản ánh sự thay đổi ở khối lượng của các dải băng và nước dữ trữ trên mặt đất.

Sự thay đổi khối lượng hàng tháng của dải băng đảo Greenland được tính toán cho thấy dải băng đang tan chảy với tốc độ khoảng 239 km3 (tương đương 57,3 dặm khối) mỗi năm.

Số liệu này cao gấp 3 lần so với số liệu được tính toán trước đây về khối lượng băng bị mất ở đảo Greenland bằng cách sử dụng các số đo trong 2 năm đầu tiên của vệ tinh GRACE.

Dữ liệu từ vệ tinh

Tiến sĩ Chen và các đồng nghiệp phần nào cho rằng điều này là do sự tan chảy gia tăng trong một năm rưỡi trước đây và phần nào lại cho rằng đó là do sự xử lý dữ liệu tốt hơn.

Ông và các đồng nghiệp viết trong tạp chí Khoa Học rằng "tốc độ khối lượng băng bị mất tăng nhanh ở đảo Greenland nếu được xác nhận thì tốc độ khối lượng băng bị mất này có thể là đã xảy ra rất trùng khớp với sự gia tăng nhiệt độ của trái đất được đưa ra trong những năm gần đây"

Điều này đồng nghĩa với việc góp phần làm gia tăng mực nước biển ở đảo Greenland lên khoảng nửa milimet (tương đương 0,02 inch) mỗi năm.

Các phát hiện của các nhà khoa này học này trùng khớp một cách đáng chú ý với một nghiên cứu trước đó trong năm nay, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh khác cũng để tính toán những thay đổi của dải băng ở đảo Greeenland.

Vệ tinh GRACE dường như cũng vừa phát hiện ra sự mất băng ở sông băng vùng bắc cực. Nghiên cứu trước đó đã bỏ qua vấn đề này và sự mất băng ở sông băng vùng bắc cực cũng xảy ra tách biệt hẳn với dải băng chính ở đảo Greenland.

Sông băng Greenland là một trong những sông băng chảy nhanh nhất trên thế giới hiện nay.

Bản đồ Greenland
Bản đồ Greenland (Ảnh: wikipedia)

Theo BBC - Greenland (cũng được gọi Đảo Xanh; tiếng Greenland: Kalaallit Nunaat; tiếng Đan Mạch: Grønland) là một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch và đồng thời là hòn đảo lớn nhất thế giới.

Số liệu cơ bản:

· Diện tích 2.166.086 km²

· Dân số (2005) vào khoảng 56.375 người, mật độ 0,025 người/km²

· Ngôn ngữ: tiếng Greenland, tiếng Đan Mạch

Dân cư

Dân số (2005) vào khoảng 56.375 người, mật độ 0,025 người/km², trong đó 85% là người Inuit, còn lại là người Đan Mạch và người gốc Kavbaz (Capcase).

Vị trí địa lý

Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp biển Greenland, phía Nam giáp Đại Tây Dương, Tây là eo biển Davis và vịnh Baffin.

Địa hình

Phần lớn bề mặt đảo là đồi núi, được bao bọc bởi một lớp băng dày, chỉ trừ có phần duyên hải có diện tích 410.450 km². Một số nơi băng bao phủ dày tới 4.300 m.

Khoảng 81% bề mặt đảo Greenland được bao phủ bởi băng, được biết đến với tên gọi là là chỏm băng Greenland.

 

Theo Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
  • 981