Các tuyến bạch huyết, hay các hạch bạch huyết, là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng thu thập và lọc chất lỏng để loại bỏ nhiễm trùng khỏi cơ thể.
Các hạch bạch huyết, đặc biệt là ở cổ họng, có thể sưng lên khi bị nhiễm trùng hoặc bị bệnh lý khác. Nhiễm trùng gây sưng hạch cũng có thể gây đau họng và các triệu chứng khác.
Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), viêm họng liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra 20–30% số ca viêm họng ở trẻ em và 5–15% những trường hợp này ở người lớn.
Viêm họng do liên cầu khuẩn vừa gây đau họng lại có thể gây sưng hạch ở cổ. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như sốt, đau khi nuốt, có mủ trên amidan.
Cách điều trị
Đối với viêm họng do liên cầu khuẩn thì có thể dùng kháng sinh để điều trị, ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng. Để giảm triệu chứng, người bệnh có thể súc miệng với nước muối, uống nước ấm,...
Cảm lạnh và cúm là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở hầu hết các độ tuổi. Hầu hết bệnh đều được điều trị nhanh chóng, một số người nhiễm bệnh nhẹ và có hệ miễn dịch khoẻ mạnh có thể khỏi bệnh mà không cần điều trị.
Cảm lạnh và cúm có thể gây sưng tấy hạch ở cổ và đau họng nhưng không phải ai cũng gặp triệu chứng này. Các triệu chứng phổ biến hơn của cảm lạnh và cúm bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi,sốt nhẹ,....
Cách điều trị
Cảm lạnh và cảm cúm do virus gây bệnh nên kháng sinh không có tác dụng. Để giảm triệu chứng đau họng trong trường hợp này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như: uống nước ấm, sử dụng mật ong, súc miệng bằng nước muối, sử dụng máy tạo độ ẩm,...
Cảm lạnh và cúm có thể gây sưng tấy hạch ở cổ nhưng không phải ai cũng gặp triệu chứng này (Ảnh: Internet)
Viêm nắp thanh quản là bệnh lý nghiêm trọng khiến nắp thanh quản sưng lên và gây ra tình trạng khó thở. Trẻ em có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này hơn.
Nguyên nhân gây viêm nắp thanh quản là do vi khuẩn Haemophilusenzae gây ra. Bệnh lý này có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như viêm phổi và viêm màng não.
Khi bị viêm nắp thanh quản, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau cổ họng và có thể nổi hạch ở cổ, sốt, thở khò khè hoặc khó thở, chảy nước dãi ở trẻ.
Cách điều trị
Vì đây là bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh cần đến bệnh viện để theo dõi và điều trị. Các phương pháp điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh và các phương pháp điều trị hỗ trợ để giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
Viêm nắp thanh quản thường xảy ra ở trẻ em hơn. (Ảnh: Internet).
Bạch cầu đơn nhân là bệnh lý truyền nhiễm do nhiễm virus Epstein-Barr. Bệnh thường phát triển trong vòng 4–6 tuần và các triệu chứng như: nhức mỏi cơ thể, sốt, phát ban, đau họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách, amiđan sưng, đau đầu, sưng gan hoặc lá lách hoặc cả hai (ít gặp).
Cách điều trị
Hiện tại, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh bạch cầu đơn nhân. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ tại nhà như:
Áp xe quanh amidan thường là một biến chứng của viêm amidan và thường do vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn gây ra. Tình trạng này là sự tích tủ mủ ở quanh khu vực amidan. Tuy nhiên, thật may đây là tình trạng không phổ biến.
Triệu chứng đầu tiên khi bị áp xe quanh amidan là đau họng, các triệu chứng khác có thể kèm theo như: sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, đau tai, chảy nước dãi, khó nuốt, hơi thở hôi, khàn giọng.
Nếu người bệnh không được điều trị hiệu quả, áp xe quanh amidan có thể gây khó thở. Nhiễm trùng cũng có thể di chuyển đến các khu vực lân cận, chẳng hạn như các mô sâu hơn ở cổ.
Cách điều trị
Để điều trị áp xe quanh amidan, bác sĩ thường sử dụng kháng sinh để điều trị. Ngoài ra, người bệnh có thể phải dẫn lưu áp xe bằng kim mỏng để giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
Viêm tuyến giáp mủ là nguyên nhân hiếm gặp gây đau họng và sưng hạch bạch huyết. Viêm tuyến giáp mủ thường phát triển ở những bệnh nhân có bệnh tuyến giáp từ trước (bướu cổ đa nhân hoặc ung thư tuyến giáp), dị tật bẩm sinh như lỗ rò xoang hình quả lê và tình trạng suy giảm miễn dịch.
Các triệu chứng phổ biến của viêm tuyến giáp mủ bao gồm: Sốt, đau cổ có thể lan tỏa ra tai, đau họng khởi phát một cách đột ngột, sưng ở một hoặc cả hai bên tuyến giáp và ở phần dưới của cổ.
Viêm tuyến giáp mủ có thể đe dọa tính mạng nếu bác sĩ không chẩn đoán và điều trị sớm. Do vậy, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện sớm.
Điều trị bao gồm dùng kháng sinh thích hợp, dẫn lưu áp xe và cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
Viêm tuyến giáp mủ thường phát triển ở những bệnh nhân có bệnh tuyến giáp từ trước. (Ảnh: Internet).
Hiếm khi, sưng hạch bạch huyết và đau họng là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư hạch nhưng không có nghĩa là điều đó không thể xảy ra.
Ung thư hạch là một loại ung thư bắt đầu từ các hạch bạch huyết. Có nhiều loại khác nhau, bao gồm ung thư hạch Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin.
Các triệu chứng của ung thư hạch bao gồm: Sưng hạch bạch huyết có thể đau hoặc không đau ở cổ, nách hoặc háng; thường xuyên cảm thấy mệt mỏi; sốt; đau ngực; có vấn đề về thở; giảm cân không rõ nguyên nhân; đổ mồ hôi đêm; ngứa da.
Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Sưng hạch bạch huyết do ung thư hạch có thể đau hoặc không đau. (Ảnh: Internet).
Nhìn chung, đau họng nổi hạch ở cổ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, nếu cảm thấy đau họng và nổi hạch ở cổ kéo dài quá 3 ngày mà không thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như:
Có thể nói, đau họng và nổi hạch ở cổ thường diễn ra cùng lúc. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp là do viêm họng hoặc các bệnh lý nhiễm trùng không nguy hiểm. Nhưng một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Do đó, mọi người không nên chủ quan mà cần quan sát thêm các triệu chứng khác để có hướng điều trị kịp thời.