Đây loài sứa cực nguy hiểm, đến tinh trùng của nó cũng có tên cực kinh dị

  •   4,73
  • 2.697

Loài sứa này giết chết đến 100 người mỗi năm và giờ đến tinh trùng của nó cũng đáng sợ luôn.


Xin giới thiệu với các bạn, đây là một con sứa hộp!

Sứa hộp là một trong những loài sứa kinh hoàng nhất đại dương. Chúng còn có nhiều biệt danh khác là "ong bắp cày biển" hoặc "sứa lửa" - những cái tên đủ để nói lên rằng loài sứa này không hề đơn giản. Lý do là bởi các xúc tu của loài sứa này có hàng nghìn ngòi độc, đủ sức quật ngã 60 người trưởng thành trong vòng vài phút. Và quả thực thì mỗi năm, ước tính có hơn 100 người tử vong vì sứa hộp trên phạm vi toàn thế giới.

Nghiên cứu về các loài sứa cho thấy rằng trong toàn bộ các loài sứa, sứa hộp là loài tiến hóa tới mức cao nhất; có thể thấy ở việc loài sứa này đã phát triển được khả năng di chuyển, có thể đạt 4 hải lý mỗi giờ (tương đương khoảng 7,5km/h), trong khi nhiều loài sứa khác chỉ có thể trôi theo dòng chảy của đại dương.

Một đặc điểm đáng chú ý khác trên loài sứa này là nó có tới... 24 con mắt. Nhưng không cùng nằm tại một chỗ, 24 con mắt của sứa hộp dàn trải đều khắp thân hình giống như khối hộp của mình.

Dù có vẻ ngoài được xem là đẹp nhưng loài sứa này lại rất độc. Theo nghiên cứu, độc tố từ sứa hộp có thể khiến con người cảm thấy rất đau, thậm chí có thể gây nguy hiểm khi độc tố có thể có tác động nặng nề lên tim và hệ thần kinh. Khi chẳng may bị nhiễm độc từ sứa hộp, nạn nhân rất có thể sẽ bị sốc, từ đó dẫn tới chết đuối; trường hợp khác thì gặp các vấn đề về tim, làm suy tim và nếu không kịp xử lý thì cũng sẽ dẫn tới tử vong. Theo nhiều ghi nhận, độc tố từ sứa hộp có thể lấy mạng một người trong khoảng 60 phút.

Mang danh loài sứa đáng sợ nhất, nhưng ít ai ngờ rằng đến... tinh trùng của chúng cũng mang một cái tên hết sức kinh dị. Khoa học gọi đó là "harpoon-armed sperm" - tạm dịch là "tinh trùng phóng lao".

Tinh trùng của sứa hộp có cái tên cực dị: Tinh trùng phóng lao.
Tinh trùng của sứa hộp có cái tên cực dị: Tinh trùng phóng lao.

Dành cho những ai chưa biết, "harpoon" là tên của cây lao khổng lồ dùng để săn cá voi. Nó có đầu nhọn, nhưng các ngạnh tõe ra để khi cắm vào thịt cũng không dễ dàng rút ra. Và theo như nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Morphology, tinh trùng của sứa hộp cũng được thiết kế với một bộ phận mang đầu nhọn và cái ngạnh tương tự như vậy.

Ở sứa hộp, con đực và con gái không chạm vào nhau khi giáo phối. Thay vào đó, sứa đực sẽ thải ra một lượng lớn tinh trùng vào nước biển. Số tinh trùng này sẽ bơi đến, bám vào cơ quan sinh dục của sứa cái, và gần như không thể rút ra nhờ cấu tạo kinh hoàng như trên để đảm bảo quá trình thụ tinh diễn ra thành công.

Phương pháp giao phối này được xác định ở ít nhất 2 loài sứa hộp là Copula sivickisi và Tripedalia cystophora. Trong nghiên cứu mới nhất của ĐH Copenhagen (Đan Mạch), các chuyên gia đã thu thập một số mẫu sứa T. cystophora tại biển Puerto Rico để tiến hành nghiên cứu.


Loài sứa có phương pháp giao phối khá... bạo lực.

Họ nhận ra các loài sứa này chứa tinh trùng trong các gói "cnidocyte" - một dạng chất nổ vốn dùng để giải phóng nọc độc của sứa đến kẻ thù. Nhưng ở 2 loài sứa này, cnidocyte cũng chứa cả tinh trùng, và chúng cho nổ hết sức hiệu quả mỗi lần cần giao phối.

Các giả thuyết cho thấy cách giao phối của sứa hộp được đánh giá là rất đặc biệt. Với phần lớn các loài sứa và san hô, chúng giao phối bằng cách giải phóng tinh trùng vào nước, với hy vọng cá thể khác giới tính sẽ "nhặt" được và thụ tinh. Nhưng sứa hộp, chúng đặt tinh trùng ở khoang dùng để tiêu hóa thức ăn.

Nếu thấy con cái đi qua, chúng sẽ tặng cho "bạn gái" một quả bom tinh trùng thông qua xúc tu. Một khi tiếp xúc được với con cái, số tinh trùng này sẽ "phóng lao", cắm thẳng vào cơ quan sinh dục của con cái rồi tiến vào để thụ tinh.

Giả thuyết này cũng được ủng hộ với nhiều bằng chứng, đặc biệt là khi các chuyên gia phát hiện nguyên "bọc nổ" đầy tinh trùng trong cơ thể của một con sứa cái.

"Khi xét nghiệm giao tử và tuyến sinh dục của sứa T. cystophora, chúng tôi nhận thấy tinh trùng của con đực có rất nhiều cnidocyte, cho phép chúng bám rất chặt vào người con cái".

"Quả là một phương pháp giao phối gây rùng mình".

Cập nhật: 22/10/2021 Theo helino/tổ quốc
  • 4,73
  • 2.697