Di sản toán học cổ đại

  •  
  • 4.913

Mười ba viên đất sét chứa các ký tự hình nêm thuộc vùng Lưỡng Hà cổ đại, có niên đại khoảng 1900-1700 trước Công nguyên, đang được trưng bày tại Viện nghiên cứu thế giới cổ đại thuộc Đại học New York (Mỹ).

Nếu không có điều kiện đến tận nơi, bạn có thể chiêm ngưỡng những cổ vật này tại địa chỉ http://www.nytimes.com/slideshow/2010/11/18/science/20101123-babylon.html.

Rất nhiều sinh viên đến đây để học hỏi, nghiên cứu ký tự Sumerian được các nhà toán học thời xưa ghi lên các viên đất sét. Các hiện vật được trích ra từ bộ sưu tập khảo cổ của các trường Đại học Columbia, Yale và Pennsylvania. Trong đó có hai viên rất nổi tiếng là YBC 7289Plimpton 322 đóng vai trò trung tâm trong việc tái kiến thiết nền toán học Babylon.

YBC 7289 (ảnh) là một viên đất sét nhỏ có vẽ một hình vuông và đường chéo của nó. Trên một đường chéo có các ký tự nguệch ngoạc thể hiện con số 1,24,51,10 mà trong hệ thập lục phân nó tương ứng với số 1,414219 (con số gần đúng của căn bậc hai số 2). Đó là câu trả lời cho bài toán tính đường chéo của một hình vuông có cạnh là 0,5 đơn vị. Điều này gợi ý là người Babylon có thể đã phát hiện định lý Pithago sớm hơn chính nhà toán học này 1.300 năm.

Còn Plimpton 322 (ảnh) dường như chứa các ký tự thể hiện việc tính toán theo định lý Pithago là bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh của tam giác vuông, giống như các số tương ứng là 3, 4, 5.

Theo Thanh niên
  • 4.913