Độc đáo ảnh robot NASA "tự sướng" trên… sao Hỏa

  •  
  • 4.119

Hãy ngắm những hình ảnh selfie vui nhộn và clip, ảnh chụp phong cảnh mà "công dân" duy nhất ở đó – robot thăm dò Mars Curiosity Rover gửi về Trái đất.

Có hình dáng khá giống một phiên bản tối tân hơn của robot đáng yêu Wall.E trong bộ phim cùng tên của Walt Disney-Pixar, robot thăm dò sao Hỏa của NASA được trang bị một máy ảnh có thể tháo rời và điều khiển từ xa ở cuối cánh tay. Vì thế, nó đã không bỏ lỡ cơ hội dùng selfie trước cảnh sắc độc đáo của hành trình đỏ.

Robot thăm dò của NASA tranh thủ "tự sướng" trên sao Hỏa
Robot thăm dò của NASA tranh thủ "tự sướng" trên sao Hỏa - (ảnh: NASA).

Mars Curiosity rover

Curiosity đã sống ở sao Hỏa được 6 năm

Sứ mệnh cô độc của Mars Curiosity rover được gia hạn thành vô thời hạn.
Sứ mệnh cô độc của Mars Curiosity rover được gia hạn thành vô thời hạn. Nó đã sống ở sao Hỏa được 6 năm - (ảnh: NASA).

Qua những hình ảnh mới nhất, chúng ta có thể thấy Mars Curiosity rover đang lang thang trên một hoang mạc với những dãy núi đá hùng vĩ phía xa.

Các hình ảnh, clip khác cũng cho người trái đất thấy rõ khu vực mà nó đã lang thang thực hiện nhiệm vụ thăm dò từ năm 2012 đến giờ. Cho dù các nhà khoa học đã phải cho thêm một chút ánh sáng để chúng ta có thể nhìn thấy rõ cảnh quan nhưng có thể nói, sao Hỏa rất giống trái đất, chỉ có điều nó khô cằn hơn.

Ban đầu, robot Mars Curiosity rover được đưa lên sao Hỏa với sứ mệnh 2 năm tại vùng núi Mount Sharp để thu thập thông tin trả lời các câu hỏi hành tinh này có thể hỗ trợ sự sống hay không, có dấu tích của nước hay không cũng như nghiên cứu khí hậu và địa chất ở đây.

Và mới đây, robot tự hành Curiosity của NASA lập kỷ lục trèo địa hình dốc nhất, trèo lên bình nguyên Greenheugh Pediment, dải đá rộng nằm trên đỉnh một ngọn đồi. Trước khi làm điều đó, con robot đã chụp ảnh selfie ghi lại khung cảnh ngay bên dưới Greenheugh hôm 26/2/2020.

Bức ảnh selfie của robot Curiosity.
Bức ảnh selfie của robot Curiosity. (Ảnh: NASA).

Phía trước Curiosity là lỗ khoan mang tên Hutton khi robot lấy mẫu vật nền đá cứng. Bức ảnh selfie toàn cảnh 360 độ được ghép từ 86 ảnh chụp do Curiosity truyền về Trái Đất. Khi chụp ảnh, con robot đang ở thấp hơn khoảng 3,4 m so với địa điểm nó sắp leo tới ở vùng bình nguyên nứt nẻ. Curiosity leo lên đỉnh dốc hôm 6/3 sau ba lần leo thử. Trong lần leo thứ hai, con robot nghiêng tới 31 độ, chỉ kém một chút so với kỷ lục nghiêng 32 độ của robot tự hành Opportunity năm 2016.

Cập nhật: 28/03/2020 Theo NLĐ/VNE
  • 4.119