Dự đoán tuổi thọ người mắc bệnh tim qua chiều dài DNA

  •   52
  • 1.832

(khoahoc.tv) - Liệu độ dài của các chuỗi DNA của các bệnh nhân bị mắc bệnh tim có thể cho biết trước về tuổi thọ dự kiến của họ hay không? Các nhà nghiên cứu đến từ viện nghiên cứu tim Intermoutain tại Trung tâm y Intermountain, thành phố Salt Lake đã nghiên cứu DNA của hơn 3500 bệnh nhân mắc bệnh tim, nói rằng nó là có thể.

Trong nghiên cứu mới này, nghiên cứu được giới thiệu hôm thứ bảy, ngày 9/3 tại trường cao đẳng American College of Cardiology's Annual Scientific Session tại San Francisco, các nhà khoa học đã có thể dự đoán tỉ lệ sống sót trong số các bệnh nhân tim dựa trên độ dài các chuỗi DNA được tìm thấy ở cuối của các nhiễm sắc thể được biết đến với tên gọi các telomere - telomere của bệnh nhân dài hơn, bệnh nhân càng có cơ hội sống lâu hơn.

Nghiên cứu là một trong số 17 nghiên cứu của viện tim Intermountain tại Trung tâm y tế Intermountain hiện đang được trình bày tại hội nghị khoa học, được tham dự bởi hàng ngàn các chuyên gia về bệnh tim và các nhà nghiên cứu tim đến từ khắp nới trên thế giới.

Dự đoán tuổi thọ người mắc bệnh tim qua chiều dài DNA
Đoán tuổi người bệnh tim qua ADN

Nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng độ dài của telomere có thể được dùng như một thước đo về tuổi tác, nhưng những kết quả nghiên cứu mở rộng lại cho thấy độ dài của telomere cũng có thể dự đoán tuổi thọ dự tính của các bệnh nhân tim.

Các telomere bảo vệ phần cuối của nhiễm sắc thể khỏi bị đe dọa. Khi con người già đi, các telomere của chúng ta sẽ ngắn dần cho đến lúc tế bào không thể tiếp tục phân chia nữa. Các telomere bị ngắn đi liên kết với các bệnh có liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như bệnh tim hoặc ung thư cũng như sự phơi bày đối với mối nguy oxy hóa do stress, hút thuốc lá, ô nhiễm không khí hay các

“Các nhiễm sắc thể, bản chất chúng bị ngắn đi khi chúng ta già đi”, John Carlquist, tiến sĩ, giám đốc phòng thí nghiệm di truyền học viện tim Intermoutain nói. “Một khi chúng trở nên quá ngắn, chức năng không còn chính xác nữa, báo hiệu sự kết thúc cuộc sống cho tế bào. Và khi các tế bào rơi vào trạng thái này, rủi ro về những căn bệnh liên quan tới tuổi tác của bệnh nhân tăng lên đáng chú ý”.

Giáo sư Carlquist và các đồng nghiệp của ông đến từ Viện tim Intermoutain tại trung tâm y tế Intermoutain đã kiểm tra các mẫu DNA từ hơn 3500 bệnh nhân bị đau tim và bị đột quỵ.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng nếu chúng ta sắp xếp tuổi tác một cách thống kê, các bệnh nhân có telomere dài hơn sống lâu hơn, điều này cho thấy độ dài của telomere không chỉ là một thước đo của tuổi tác, mà còn có thể chỉ ra xác suất để sống sót. Độ dài telomere lớn hơn tương quan trực tiếp với khả năng sống một cuộc sống dài hơn - thậm chí đối với các bệnh nhân mắc bệnh tim”, giáo sư Carlguist nói.

Giáo sư Carlquist cho biết ông tin rằng trong tương lai độ dài của telomere có thể được dùng như một cách để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp điều trị bệnh tim. “Chúng ta đã kiểm tra cholesterol và huyết áp của một bệnh nhân để xem cách điều trị đang hoạt động như thế nào, nhưng điều này cũng có thể cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn vào cách mà các biện pháp điều trị đang tác động lên cơ thể và xem liệu biện pháp điều trị có đang hoạt động hay không".

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 52
  • 1.832