Franklin - Diều & tia chớp

  •   1,52
  • 1.921

Benjamin Franklin (1706 - 1790) - Nhà khoa học Mỹ, là người mở đường cho nghiên cứu lĩnh vực điện học. Ông đã giải thích hiện tượng cảm ứng tĩnh điện, ông chia điện tích thành điện dương và điện âm. Thông qua thí nghiệm ông đã chứng minh điện sinh ra khi sét đánh và điện do công nhân làm ra trong nhà máy bản chất đều giống nhau, ông là người phát minh ra cột thu lôi. Đồng thời còn là nhà hoạt đông chính trị vĩ đại, đã từng tham gia soạn thảo "Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ", cùng với Oasinhtơn xây dựng "Hiến pháp nước Mỹ". Mọi người thường nói ông là người "lấy sấm chớp từ trên trời cao, giành nhân quyền từ tay bạo chúa".

Vào một chiều tháng 6 năm 1752, trời oi bức, bầu trời mây xám bao phủ, mọi người mong mỏi có được trận mưa rào cho mát mẻ! Nhưng chưa thấy có biểu hiện gì của mưa cả.

Một lúc sau từ phía chân trời mây đen ùn ùn kéo đến, theo đó là gió bão, một tia chớp lóe sáng xé toang bầu trời, mưa ầm ào kéo tới. Thời tiết mà Franklin mong đợi đã đến! Ông muốn lợi dụng thời tiết như thế để thả diều làm thí nghiệm.

Từ lâu ông đã muốn dẫn điện từ trên tầng mây xuống để chứng minh: Tia chớp trên trời và điện do công nhân làm ra bản chất đều giống nhau. Nhưng phải dùng cái gì đưa lên trời dẫn điện xuống đó là điều ông băn khoăn.

Vì thả diều làm thí nghiệm trong trời mưa có sấm chớp nên ông đã dùng lụa thay giấy diều. Từ đầu chiếc diều ông buộc một sợi dây kim loại mài nhọn đầu như kim để hút điện. Dây diều làm dây dẫn điện. Cuối dây được nối với dây lụa làm vật cách điện, người làm thí nghiệm cầm lấy dây lụa để khi có điện dẫn xuống sẽ không bị điện giật. Giữa chỗ nối dây diều với dây lụa Franklin treo một chiếc chìa khóa.

Franklin nói với Willam, con trai ông sẽ làm thí nghiệm hôm nay, đồng thời yêu cầu cậu giúp ông làm thí nghiệm.

Cậu con trai nghi ngờ hỏi cha: "Như thế này không phải là rất nguy hiểm sao ạ?" Cậu không mấy thú vị với việc làm thí nghiệm này, những vẫn đồng ý giúp cha.

Thế là hai cha con lặng lẽ cầm diều chạy ra đồng cỏ cách nhà không xa, nơi ấy có một túp lều nhỏ có thể tránh mưa được.

Gió ngày càng mạnh, đây chính là cơ hội để thả diều.

Franklin để con trú mưa trong lều, còn mình không quản sấm chớp gió bão chạy ra ngoài phóng diều lên không trung. Ông nhanh chóng tới lều và đưa dây diều cho con trai cầm.

Lúc này xuất hiện một tia chớp sáng lòa như muốn xé đôi bầu trời, những chiếc diều vẫn du ngoạn trên không như chẳng có chuyện gì xảy ra. Lại một tia chớp nữa phóng qua, theo đó là một tiếng sét chói tai, mưa đổ ập xuống.

Diều và dây đều ướt sũng nước.

"Hãy chạy vào trong nhà nhanh, đừng để nước mưa làm ướt dây lụa cầm tay" - Franklin nói với con trai. Ông một mình ngồi dưới mái lều nhỏ quan sát chiếc diều.

Vẫn không thấy có động tĩnh gì.

Franklin dặn cậu con trai: William, cẩn thận! Dây diều sắp chạm vào mái lều rồi, như thế sẽ nguy hiểm đấy".

Lúc này mưa chưa tạnh nhưng trời đã quang mây hơn, sấm cũng đã xa dần. Những tia chớp sáng vẫn chạy chằng chịt trên trời.

Bỗng William kêu lên:

"Nhìn này, cha!" - Cậu con trai chỉ vào chiếc diều - "Những sợi tơ trên dây diều đều dựng cả lên."

"Thật à? Cha không còn tinh mắt như con nữa rồi".

Franklin căng mắt ra để nhìn cho rõ, chẳng lẽ lại không đúng sao? Chỉ cần có chớp là những sợi tơ trên dây diều đều dựng lên. Đây chính là điện.

Ông giơ ngón tay ra xê dịch lên xuống theo dây diều, điều kỳ diệu đã xuất hiện, những lông tơ trên dây diều cũng nghiêng ngả lên xuống theo ngón tay ông.

Hết bàng hoàng, William cũng tỏ ra thích thú: "Hay quá, cha ơi, chúng cũng biết khiêu vũ nữa".

"Con sẽ còn thấy những điều lý thú hơn!" - Franklin vui vẻ nói.

Ông nắm chặt tay, cần thận đưa tới gần chiếc chìa khóa treo ở chỗ nối giữa dây diều và dây lụa. XỌET! Từ đây bật ra những tia lửa nhỏ, đánh vào nắm tay ông, ông cảm thấy tê dại vội rút tay lại.

"Cha làm sao thế?" - William thấy vậy liền hỏi.

Franklin rất vui: "Không sao, thí nghiệm của chúng ta đã thành công! Con biết không? Sấm chớp trên trời và điện do công nhân làm ra là một".

Đây là một thí nghiệm bằng diều gây chấn động cả thế giới của Franklin.


"Việc hôm nay có thể làm được chớ để đến ngày mai" - Franklin
--------------------------------------------
Đón đọc: "Franklin - Chinh phục lửa thần"

H.T sưu tầm
  • 1,52
  • 1.921