Ghi chép sổ sách trước khi có chữ viết

  •  
  • 711

Một cuộc khai quật khảo cổ ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một lượng lớn thẻ làm bằng đất sét mà các nhà khoa học tin rằng nó được dùng như hồ sơ thương mại trước khi có hệ thống chữ viết để hình thành văn bản.

Điều đặc biệt là những thẻ đất sét này khi được xác định niên đại thì lại rơi vào thời kỳ sớm của ký tự. Vì vậy có thể thẻ đất sét và những ký tự thô sơ ban đầu đã bổ sung cho nhau để cùng ghi chép sổ sách.

Các thẻ đất sét này được tạo nên trong một loại các hình dạng đơn giản, được cho là rất đắc lực đối với hệ thống sổ sách kế toán thô sơ thời tiền sử.

Ghi chép sổ sách trước khi có chữ viết
Ảnh: Physorg

Một giả thuyết nêu ra rằng hình dạng khác nhau của các loại thẻ đại diện cho các loại hàng hóa khác nhau như: số lượng gia súc, ngũ cốc… qua trao đổi và sau đó niêm phong bằng đất sét. Về cơ bản có thể coi đó là hình thức rất sớm của hợp đồng thương mại.

Hệ thống thẻ đất sét này được sử dụng vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, các thẻ đất sét có khắc một số hình biểu tượng. Rồi khi ký tự hình nêm ra đời, cách ghi chép bằng thẻ đất sét đã nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, việc khai quật cổ vật ở Ziyaret Tepe thuộc thành phố cổ Tušhan, một đơn vị hành chính thời đế quốc Neo-Assyria cho thấy rằng thẻ đất sét không bị loại trừ ngay mà vẫn còn được sử dụng trong một thời gian dài để bổ sung cho ký tự viết sơ khai.

Tạp chí Physorg dẫn lời tiến sĩ John MacGinnis trưởng nhóm nghiên cứu cho biết trong thực tế ở một xã hội đã biết chữ vẫn có những kênh thông tin khác nhau, bổ sung cho nhau và không phải ai buôn bán trao đổi hàng hóa cũng đều biết chữ mới hình thành vì vậy ký tự hình nêm thẻ đất sét cùng tồn tại một thời gian là điều không lạ.

Hơn 300 thẻ đất sét này được tìm thấy trong hai căn phòng thuộc một tòa nhà mà MacGinnis mô tả là khu vực lưu trữ và giao hàng thời xa xưa.

Theo Thanh Niên
  • 711