Giải mã lời nguyền "quốc bảo" trâu sắt đúc 1200 năm trước trồi lên từ dưới lòng sông

  •   2,33
  • 9.181

Năm 725, nhằm làm kiên cố cầu nổi ở bến Bồ Tân (một địa danh cổ ở sông Hoàng Hà) và duy trì giao thương qua lại giữa các triều đại Tần và Tấn, người ta đã đúc bốn con trâu sắt trên hai bờ ven sông Hoàng Hà ở phía tây thành cổ Bồ Châu (nay thuộc thành phố Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây). Sau này người ta gọi chúng là "Hoàng Hà thiết ngưu".

Vào những năm 1980, các nhà khảo cổ học đã vớt được bốn con trâu sắt này từ dưới sông Hoàng Hà đưa lên mặt đất. Khi đó, những con trâu sắt này trông sống động như thật, và trọng lượng của chúng lên tới 70 tấn, khiến mọi người chứng kiến vô cùng kinh ngạc.

Tuy nhiên, từ sau thời điểm được trục vớt, trái với suy nghĩ của rất nhiều người, 4 con trâu sắt này lại được đặt nằm lộ thiên ven sông Hoàng Hà mà không được đưa vào viện bảo tàng để được bảo vệ.

Hoàng Hà thiết ngưu là di vật văn hóa quý giá có trọng lượng nặng nhất
Hoàng Hà thiết ngưu là di vật văn hóa quý giá có trọng lượng nặng nhất, lịch sử lâu đời nhất và thể hiện trình độ thủ công bậc nhất của Trung Quốc.

Tính tới thời điểm hiện tại, Hoàng Hà thiết ngưu đã được đúc tạo hơn 1.200 năm. Vào cuối thời nhà Nguyên, cầu nổi bến Bồ Tân bị phá hủy, sau đó do chịu nhiều ảnh hưởng từ thay đổi của sông Hoàng Hà, thiết ngưu cũng bị cuốn theo và nhấn chìm trong trầm tích của sông Hoàng Hà.

Vào những năm 1940, người dân địa phương cho biết vào mùa khô, họ vẫn có thể xuống nước chạm vào sừng của những con trâu sắt, thậm chí có rất nhiều trường hợp thuyền của dân bị hư hại do chạm phải sừng trâu sắt.

Vào những năm 1950, sau đợt trữ lũ ở khu vực đập Tam Môn, lòng sông được bồi lấp và dòng sông dịch chuyển về phía Tây. Những con trâu sắt lúc này bị chôn sâu trong bãi dưới mặt sông Hoàng Hà.

Sau này khi Trung Quốc bắt đầu tập trung vào việc khai quật và bảo vệ di tích văn hóa, các chuyên gia quyết định trục vớt quốc bảo dưới lòng sông.

Theo thống kê, tổng cộng họ đã lôi ra được từ lòng sông 4 con trâu sắt, 4 tượng người bằng sắt, 2 mô hình ngọn núi bằng sắt, 7 cột sắt và 3 cọc đá. Những bảo vật này đã thu hút sự quan tâm của giới khảo cổ trong và ngoài nước khi đó.

Hoàng Hà thiết ngưu chắc chắn đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho thế hệ mai sau
Hoàng Hà thiết ngưu chắc chắn đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho thế hệ mai sau trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông cầu bè, quản trị sông Hoàng Hà, kỹ thuật luyện và đúc. Nó cũng thể hiện tầm quan trọng của việc khai quật các di tích văn hóa cổ. Trí tuệ của người xưa để lại về mọi mặt đã mang lại nhiều gợi ý quý báu cho thế hệ mai sau.

Hiện tại, Hoàng Hà thiết ngưu là di vật văn hóa quý giá có trọng lượng nặng nhất, lịch sử lâu đời nhất và thể hiện trình độ thủ công bậc nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên việc bố trí "cuộc sống" sau khai quật cho chúng như thế nào đã trở thành một vấn đề nan giải mà các nhà khảo cổ học chưa tìm ra hướng giải quyết.

Mặc dù rất muốn bảo vệ những di vật văn hóa này một cách tốt nhất, nhưng các chuyên gia khảo cổ học lại thấy bất lực cho chưa có phương sách nào, và đây cũng là một vấn đề quốc tế nan giải mà chưa quốc gia nào đưa ra được giải pháp khả thi.

Cho dù là phương án tu sửa cải tiến tại chỗ, thì họ cũng đang loay hoay trước câu hỏi dùng dụng cụ gì để tiến hành?

Làm khung bảo vệ cho trâu sắt như thế nào? Làm thế nào để bảo vệ Hoàng Hà thiết ngưu một cách an toàn mà không bị hư hại gì? Làm thế nào để chống lại vấn đề gỉ sét? Rất nhiều vấn đề đã đặt ra trước mắt các nhà khảo cổ học, và cho tới nay thì Hoàng Hà thiết ngưu vẫn chỉ có thể được đặt ở ngoài trời.

Việc bố trí "cuộc sống" sau khai quật cho chúng như thế nào đã trở thành một vấn đề nan giải
Việc bố trí "cuộc sống" sau khai quật cho chúng như thế nào đã trở thành một vấn đề nan giải mà các nhà khảo cổ học chưa tìm ra hướng giải quyết. Mặc dù rất muốn bảo vệ những di vật văn hóa này một cách tốt nhất, nhưng các chuyên gia khảo cổ học lại thấy bất lực cho chưa có phương sách nào, và đây cũng là một vấn đề quốc tế nan giải mà chưa quốc gia nào đưa ra được giải pháp khả thi.

Trên thực tế, trải qua hàng nghìn năm, Hoàng Hà thiết ngưu cũng đã có một phần nhỏ bị gỉ sét. Nhưng về tổng quan thì nó vẫn phản ánh được sự khéo léo tinh xảo trong chế tác của người xưa, quả không thể phủ nhận trí tuệ của người cổ xưa không hề tầm thường.

Hoàng Hà thiết ngưu chắc chắn đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho thế hệ mai sau trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông cầu bè, quản trị sông Hoàng Hà, kỹ thuật luyện và đúc. Nó cũng thể hiện tầm quan trọng của việc khai quật các di tích văn hóa cổ. Trí tuệ của người xưa để lại về mọi mặt đã mang lại nhiều gợi ý quý báu cho thế hệ mai sau.


Trâu là loài vật có sức mạnh to lớn, được người dân sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và quân sự.

Về vấn đề Tại sao lại là hình tượng của con trâu mà không phải là một con vật khác, trong "Kinh dịch" có đề cập tới: "Ngưu tượng khôn, khôn vi thổ, thổ sinh thủy".

Trâu là loài vật có sức mạnh to lớn, được người dân sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và quân sự. Vào thời nhà Tống, việc tự ý giết trâu là bất hợp pháp. Việc đúc và đặt trâu sắt ở hai bên bờ sông Hoàng Hà được tin là một biện pháp ngăn chặn lũ lụt trên sông của người cổ xưa.

Cập nhật: 14/08/2021 Theo Dân Việt
  • 2,33
  • 9.181