Nước sạch đồng nghĩa với sự sống, tuy nhiên con người đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước trầm trọng, làm sao để có thể giải quyết được tình trạng này?
Ấn Độ là nước có dân số đứng thứ 2 trên thế giới, khoảng 1,2 tỉ người. Trong đó, 86% cư dân đang sinh sống ở các vùng nông thôn, nơi nguồn nước sạch đang ngày càng trở nên khan hiếm. Theo thống kê, đến năm 2050, dân số thế giới có thể cán mốc 9 tỉ người. Một câu hỏi đặt ra, liệu rằng nguồn nước sạch còn sót lại trên trái đất có đủ để cung cấp cho 9 tỉ cá thể này không? Gần đây một tổ chức Ấn Độ đã cho ra đời thành công “giếng thông minh”, đây chính là câu trả lời cho vấn đề khát nước sạch vốn đã vô cùng cấp thiết trên toàn cầu.
Nước sạch là một trong những vấn đề nan giải ở các quốc gia đông dân như Ấn Độ.
Theo một khảo sát gần đây, có tới 80,000 mét vuông đất tại Ấn Độ chứa nước, tuy nhiên toàn bộ khối lượng nước này không thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu vì bị nhiễm mặn. Chưa dừng lại ở đó, 8 tỷ cư dân địa cầu lại đón nhận thêm một tin buồn khác, hiện nay chưa có giải pháp triệt để nào đối với vấn đề khử muối cho nguồn nước nhiễm mặn dẫn đến sự lãng phí tài nguyên nước rất lớn.
Nắm được tình hình này, các kỹ sư xây dựng của Sehgal, một tổ chức phi chính phủ với bề dày kinh nghiệm 16 năm, đã thiết kế ra một loại giếng thông minh chuyên để hứng nước mưa phục vụ nhu cầu nước sạch cho người dân ở vùng nông thôn. Giải pháp mới này tỏ ra rất hiệu quả và an toàn.
Giải pháp mới “bơm nước lại cho đất“ ngay sau đó đã được đưa vào thử nghiệm tại rất nhiều nơi ở Ấn Độ, phương pháp sử dụng một ống dẫn được thiết kế để hứng triệt để nước mưa từ những nơi như mái nhà trong suốt mùa mưa, ống này sẽ dẫn nước từ nguồn cung xuống lòng đất, bơm đầy các mạch nước ngầm vốn đã cạn kiệt từ lâu. Việc sử dụng quá mức nguồn nước từ lòng đất đã dẫn đến tình trạng lớp đá giữ nước ngọt trở nên khô cạn. Trong tình hình hiện nay, giải pháp "bơm nước lại cho đất" dường như là giải pháp tốt nhất.
Mô hình lọc nước "giếng thông minh".
Tuy nhiên giải pháp này vẫn chưa được thông qua do vướng phải một số vấn đề phát sinh: như mọi người đã biết nước mưa thì luôn nổi trên bề mặt do tỉ trọng nhỏ hơn nước nhiễm mặn. Điều này gây khó khăn cho việc chiết xuất nước ngọt phục vụ mục đích sử dụng của người dân.
Không bỏ buộc, nhóm kỹ sư của Sehgal tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời một loại giếng bổ sung nước mới. Thiết kế mới là phiên bản kéo dài của giếng truyền thống khiến cho phần trên bề mặt đất trở nên cao hơn và phần dưới lòng đất trở nên sâu hơn bình thường. Giếng lọc trong hình dạng mới tỏ ra khá hiệu quả, áp lực thủy tĩnh trong giếng tăng lên giúp cho lượng nước ngọt thu được đi xuống lòng đất và tạo khối bong bóng, giữ nguyên trạng thái này trong lòng nước mặn. Thật khó tin nhưng chính khối nước nhiễm mặn trong lòng đất giúp định hình khối bóng nước sạch, giúp chúng luôn trong tình trạng sạch sẽ và có thể sử dụng được.
Nước ngọt từ khối bóng nước sẽ được đưa lên mặt đất bằng một dụng cụ bơm tay, tuy nhiên nước này chưa thể sử dụng được cho đến khi được đưa qua hệ thống lọc để loại bỏ toàn bộ tạp chất đảm bảo sự trong sạch và tinh khiết khi đến tay của người sử dụng.
Thành công này đã giúp Sehgal trở thành 1 trong 14 tổ chức được Liên Hiệp Quốc lựa chọn từ 800 tổ chức trên toàn thế giới trong cuộc thi vì “17 mục tiêu phát triển bền vững”. Tháng vừa rồi, Sehgal này đã có một buổi thuyết trình về các phát minh vì cộng đồng mới của mình tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York.
Mô hình "giếng thông minh" lọc nước tại Ấn Độ.
Phát minh “giếng thông minh” này đã mở ra một hướng đi mới cho hành tinh chúng ta. Trong tình trạng quá tải dân số toàn cầu như hiện nay, nước sạch đồng nghĩa với sự sống. Theo Diễn Đàn Nước Toàn Cầu, nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên 55% khi dân số toàn cầu cán mốc 9 tỉ ng ười vào năm 2050, lối thoát duy nhất cho chúng ta là tiếp tục nghiên cứu và phát triển các thiết bị thông minh như những gì ng ười Ấn Độ đã và đang làm được.