Trái đất khó bị phá hủy hơn chúng ta nghĩ

  •  
  • 3.660

Hành tinh xanh cứng cáp hơn nhiều so với khả năng hiện nay của loài người.

Phá hủy hoàn toàn Trái đất không phải một nhiệm vụ dễ dàng. Chắc chắn là các cuộc chiến tranh có thể kéo chúng ta quay lại thời kỳ đồ đá, bệnh dịch có thể quét sạch mọi dạng sống phức tạp, hoặc các cỗ máy phân tử có thể loại bỏ hoàn toàn sinh quyển. Nhưng cho dù xảy ra tất cả những trường hợp đó, tảng đá mà chúng ta gọi là địa cầu vẫn sẽ tồn tại, xoay quanh Mặt trời một cách vô hồn trong hàng tỷ năm nữa.

Vì thế, nếu bạn nghĩ đến chuyện này, hãy chắc chắn rằng mình đủ khả năng thực hiện nó đến cùng. Bạn sẽ có 3 bước phải hoàn thành.

Trái đất nhìn từ vệ tinh DSCOVR năm 2017.
Trái đất nhìn từ vệ tinh DSCOVR năm 2017. (Nguồn: NASA / SCOVR / EPIC).

Bước 1: Tính toán chính xác

Hành tinh của chúng ta giống như một củ hành tây lớn bằng đá. Lực hấp dẫn của lõi trong cùng giữ lớp tiếp theo dán chặt vào nó. Sau đó, lực hấp dẫn kết hợp của chúng tiếp tục giữ cho lớp sau, và nhiều lớp sau nữa dán vào nhau. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi toàn bộ sức mạnh của Trái đất - lực hấp dẫn của 5,972 x 10 ^ 24 kg của nó - giữ chúng ta trên mặt đất và trong một bầu khí quyển mỏng manh.

Vì vậy, nếu muốn làm nổ tung Trái đất, bạn cần phải bóc từng lớp vỏ của củ hành tây đó. Bạn sẽ phải đẩy tất cả các lớp này, từng khối đá, bụi và xẻng dung nham nóng chảy vào không gian. Và không chỉ tạm thời tống vào không gian - bạn còn phải đảm bảo rằng những thứ đó thoát được vĩnh viễn khỏi lực hấp dẫn của Trái đất (các lớp còn lại).

Nói cách khác, cần gia tốc cho tất cả các phần vỏ của Trái đất để đạt tới vận tốc vũ trụ cấp 2. Đó sẽ là một kỳ công: các tên lửa khổng lồ hiện chỉ đẩy được vài tấn vật tư. Tuy nhiên càng lúc, việc bóc vỏ hành sẽ càng dễ dàng do mỗi lớp bị tống đi sẽ khiến lực hấp dẫn chung trở nên yếu hơn.

Và vào thời điểm bạn đưa lõi sắt của hành tinh chúng ta thực hiện hành trình giữa các vì sao, công sức cần thiết sẽ chỉ bằng việc đẩy đi một mặt trăng nhỏ. Xét theo khối lượng và bán kính của Trái đất, cũng như mật độ vật chất của các lớp vò, công cần thiết để thực hiện điều này là khoảng 10^32 J (ba mươi hai số 0 đằng sau số 1).

Cấu tạo Trái đất gồm nhiều lớp vỏ bọc lấy lõi.
Cấu tạo Trái đất gồm nhiều lớp vỏ bọc lấy lõi. (Ảnh: Vadim Sadovski/ Shutterstock.com).

Bước 2: Tìm nguồn năng lượng

Để bạn dễ hình dung về con số khủng khiếp 10^32 J, tổng năng lượng mà toàn bộ nhân loại dùng trong năm 2013, từ đốt than, củi, chạy xăng dầu đến điện hạt nhân, thủy điện, pin mặt trời, cối xay gió.......chỉ có 10^20 J mà thôi. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ cần hàng nghìn tỷ năm nữa để gom đủ năng lượng có thể dùng phá hủy hành tinh xanh. Rõ ràng là một yêu cầu quá sức với công nghệ hiện tại.

Bước 3: Chờ đợi

Mặt trời là nguồn năng lượng khả thi nhất có thể tiếp cận. Mỗi giây trôi qua, quả cầu lửa này tiêu thụ 4 triệu tấn hydro, nung chảy nó thành helium và giải phóng năng lượng dưới dạng bức xạ vào không gian.

Giả sử bạn bao phủ toàn bộ bề mặt Trái đất trong các tấm pin mặt trời, hấp thụ 100% bức xạ, bạn vẫn cần 18 triệu năm để thu thập đủ năng lượng xóa sổ hành tinh của chúng ta. Nhưng nếu bạn có thể - bằng cách nào đó - khai thác toàn bộ năng lượng mặt trời phát ra, thì chỉ cần thời gian một tuần mà thôi.

Cập nhật: 28/01/2019 Theo Dân Trí
  • 3.660