H7N3: Týp vi-rút phổ biến ở các loài chim

  •  
  • 211

H7N3 là loại vi-rút gây cúm A rất thông dụng ở các loài chim, theo công bố hồi gần gần đây của một nhóm nhà khoa học Mỹ - Canada.

Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Mỹ và Canada đã đưa ra kết luận sau khi tiến hành khảo sát 248 mẫu vi-rút cúm gia cầm và vài ngàn đoạn gien được thu thập từ những con chim ở khu vực Alberta và ở vùng duyên hải bang New Jersey từ năm 2001 - 2006.

H7N3: Týp vi-rút cúm phổ biến nhất ở chim

Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu là Scott Krauss – BV Nhi Đồng St. Jude (St. Jude Children’s Research Hospital), Memphis, Mỹ. Ngoài ra, một chuyên gia trong lĩnh vực cúm cũng đã tham gia nghiên cứu này là GS Robert Webster, cũng thuộc BV St. Jude.

Các týp vi-rút cúm phổ biến nhất trên vịt là H4N6, H1N4, and H10N7, trong khi ở chim biển là H10N7, H1N9, and H7N3. Ảnh minh họa (Ảnh: People.com.cn)

Trong suốt 6 năm, nhóm nghiên cứu đã thu thập chất thải và máu của các loài vịt hoang dã ở Alberta cùng các mẫu phân của các loài chim biển tại vịnh Delaware, New Jersey. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các loại vi-rút gây cúm A trong 98 trên 590 mẫu phân của vịt (chiếm 16,6%) và trong 114 trên 1.970 mẫu từ các loài chim biển (chiếm 5.8%).

Các týp vi-rút cúm phổ biến nhất trên vịt là H4N6, H1N4, and H10N7, trong khi ở chim biển là H10N7, H1N9, and H7N3. Không có týp H5N1. Thêm vào đó, các xét nghiệm huyết thanh học của các mẫu máu thu thập từ khoảng 700 con vịt ở Alberta vào năm 2004, 2005, và 2006 không có dấu vết nhiễm loài vi-rút độc lực cao H5N1.

Qua nghiên cứu những loài chim biển, các nhà khoa học thu được 27 týp vi-rút H7, trong đó H7N3 chiếm 24.

Kiểm tra trên gà cho thấy mang mầm bệnh – không giống dòng H7N3 đã gây ra vụ dịch gia cầm ở Anh vào năm 2004. Tuy nhiên, sau khi sao chép trên gà, dòng vi-rút này đã gây tử vong cho phôi gà.

Chim hoang dã phát tán vi-rút H5N1?

Nhóm nghiên cứu của BV St. Jude cũng đã tiến hành điều tra tại sao vi-rút độc lực cao H5N1 đã không phát tán đến Mỹ mặc dù ở đó có những con đường di trú dành cho chim hoang dã đến từ cả hai bán cầu chồng chéo lên nhau.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích 6.767 đoạn gien và 248 bộ gien hoàn chỉnh. Họ phát hiện chỉ có 56 trong 6.767 đoạn gien (chiếm 0,83%), một tỷ lệ rất thấp gien bất thường "outsider events"— tức là đoạn gien thuộc về một liên họ nào đó (Á – Âu hay châu Mỹ) sẽ xuất hiện trên các vi-rút ở liên họ còn lại. Điều đó chứng tỏ rằng vi-rút H5N1 được di truyền trọn vẹn giữa hai bán cầu đông và tây là rất hiếm xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vi-rút cúm đã thay đổi ở hai bán cầu.

Vai trò của chim di trú trong việc phát tán vi-rút H5N1 độc lực cao đã được tranh cãi trong suốt một thời gian dài. Hàng ngàn con chim di trú đã chết vì nhiễm H5N1 tại vùng hồ Quinghai – một khu bảo tồn chim hoang dã lớn nhất ở Trung Quốc, và sau đó là hang loạt vụ dịch bùng phát ở châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi.

Theo một báo cáo trước đó của Bộ Nông nghiệp Mỹ (US Department of Agriculture) và Bộ Nội vụ (Department of the Interior), khoảng 109.000 con chim đã được kiểm tra từ tháng 4/2006 – 3/2007. Dòng vi-rút H5N1 ở hạ Bắc Mỹ đã được tìm thấy trên một vài loài chim sinh sống trên nước Mỹ. Nhiều nghiên cứu do Canada thực hiện từ năm 2006 – 2007 cũng không tìm thấy loại vi-rút có độc lực cao.

Theo các nhà khoa học, vi-rút H5N1 độc lực cao có thể lây truyền ở tây bán cầu thông qua những loài chim được nhập khẩu hợp pháp hoặc bất hợp pháp hơn là từ các loài chim hoang dã.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ các loài chim hoang dã.

Hương Cát
Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm - Center for Infectious Disease Research & Policy - ĐH Minnesota, Mỹ, Vietnamnet

  • 211