Chặn ánh nắng Mặt trời để làm nguội Trái đất không phải là cách giải quyết hữu hiệu bởi điều này có thể giải quyết hiện tượng ấm lên toàn cầu, nhưng lại tạo ra các mối lo ngại khác.
Theo Daily Mail, giả thuyết hàng đầu hiện nay là khả năng bắn các hạt sulphate dạng xịt vào bầu khí quyển để chặn ánh nắng Mặt trời, làm nhiệt độ Trái đất giảm xuống.
Chặn ánh sáng Mặt trời sẽ gây hại cho ngành nông nghiệp.
Nhưng nghiên cứu sau này về thời Trái đất nguội lạnh vì núi lửa phun trào, cho thấy điều này sẽ gây tác hại nặng nề đến nông nghiệp, nguồn lương thực chính của con người.
Các nhà khoa học kết luận rằng chặn ánh nắng Mặt trời sẽ khiến sản lượng cây trồng giảm đáng kể, từ đó không phải là cách hữu hiệu để đối phó với hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Nghiên cứu lấy mô hình của núi lửa Pinatubo, từng phun 20 triệu tấn sulphur dioxide (SO2) vào bầu khí quyển. Điều này khiến ánh nắng Mặt trời chiếu xuống Trái đất bị giảm 2,5% và qua đó giảm nhiệt độ toàn cầu xuống một nửa độ C.
Nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Berkeley, California, cũng chỉ ra rằng, đây không phải là cách khả thi.
Một trong những phương pháp khả dĩ nhất là chặn ánh sáng Mặt trời để làm nguội Trái đất.
“Che chắn Trái đất khỏi Mặt trời sẽ khiến Trái đất mát hơn, nhưng lại có hại với cây trồng”, các nhà nghiên cứu nói. Đó là bởi vì cây cỏ cũng cần ánh sáng để phát triển.
Nhóm nghiên cứu liên hệ sản lượng ngô, đậu nành, gạo, lúa mì từ 105 quốc gia trong giai đoạn 1979-2009 để quan sát biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến nông nghiệp.
Nhóm nghiên cứu xác định rằng, thiếu ánh sáng Mặt trời sẽ đảo ngược mục tiêu bảo vệ cây trồng khỏi nhiệt độ khắc nghiệt. “Đến cuối cùng, bạn lại quay ngược trở về điểm xuất phát mà không giải quyết được vấn đề”.
Mặc dù kết luận như vậy, nhưng các chuyên cho rằng, vẫn cần phải thử nghiệm trên thực tế để biết chính xác những gì xảy ra, và các lĩnh vực khác có thể được hưởng lợi nhờ việc làm nguội Trái đất.