Nhiều người quan điểm sai lầm rằng chỉ mổ mới hết bệnh, cứ nhức đầu là do viêm xoang, điều trị sai dẫn đến mù mắt...
Trò chuyện tại Câu lạc bộ Bệnh nhân hô hấp ngày 16/10, bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết viêm mũi xoang là bệnh chiếm tỷ lệ rất cao và ngày càng gia tăng hiện nay. Triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang theo thể bệnh:
CT scan mũi xoang.
Trong trường hợp này, nội soi mũi xoang phát hiện các dòng mũi đục chảy ra từ khe mũi giữa, khe mũi trên. X-quang xoang có thể thấy mờ xoang hàm hay xoang sàng. CT Scan giúp chẩn đoán chính xác các xoang viêm và gợi ý một số nguyên nhân như do nấm, u và bất thường cấu trúc giải phẫu.
Theo bác sĩ Hảo Hớn, một số hiểu lầm bệnh nhân thường gặp trong điều trị viêm mũi xoang.
Viêm mũi xoang không do dị ứng là bệnh hay gặp và điều trị khỏi hoàn toàn, nếu điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh.
Khi điều trị phải tuân thủ đúng phác đồ. Không nên lạm dụng kháng sinh. Nếu dùng kháng sinh không đúng, không đủ liều lượng sẽ góp phần làm tăng dòng vi khuẩn kháng thuốc. Khi đó bệnh sẽ không chấm dứt hẳn mà phải điều trị lại lần sau tốn kém, nặng liều hơn.
Viêm xoang cấp do virus không cần dùng kháng sinh mà chỉ sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng như kháng viêm, giảm đau, kháng dị ứng. Có thể dùng thuốc xịt mũi trong thời gian ngắn 3-5 ngày, nước muối rửa mũi... Trong trường hợp mũi đục, do vi trùng thì có thể sử dụng kháng sinh trong 7-10 ngày.
Viêm mũi xoang mạn tính kháng sinh thường sử dụng tối thiểu 4 tuần.
Viêm mũi xoang mạn tính kháng sinh thường sử dụng tối thiểu 4 tuần. Khi nội soi mũi xoang không còn nhầy đục chảy ra từ khe mũi nữa thì chụp CT Scan để kiểm tra lại xem các xoang còn đọng mủ hay không. Trong một số trường hợp có thể kéo dài thời gian điều trị lên đến 6 tuần, 8 tuần... Kháng viêm, kháng dị ứng, long đàm sẽ làm gia tăng hiệu quả điều trị. Corticoid tại chỗ dạng xịt cho thấy tăng cường hiệu quả mà không có các tác dụng phụ nào.
Khá nhiều người nhập viện với biến chứng nặng hơn sau khi phải trải qua cuộc phẫu thuật tốn kém. Không phải tất cả trường hơp viêm xoang đều có chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật xoang được chỉ định khi viêm xoang mạn tính do:
Nhiều bệnh nhân cứ nghĩ nhức đầu là do viêm xoang và quyết định bằng mọi giá phải mổ xoang. Nhức đầu thường do nguyên nhân khác nhau.
Với nhóm bệnh nhân bất thường về cấu trúc giải phẫu như vẹo vách ngăn, cuốn mũi thông khí (concha bullosa), điểm tiếp xúc... thường có triệu chứng nhức đầu kèm nghẹt mũi. Đau căng vùng mặt sẽ tăng lên khi có những đợt viêm mũi dị ứng, kinh nguyệt, mất ngũ, căng thẳng... Tỷ lệ này gặp ở 60-80% người bình thường hoàn toàn không có triệu chứng gì ở mũi xoang. Vì vậy bác sĩ phải cân nhắc, hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám kỹ càng và thường điều trị nội thần kinh một tháng trước khi quyết định phẫu thuật.
Bệnh nhân cần thận trọng với những triệu chứng đau căng vùng đầu mặt bất thường, không đáp ứng với thuốc. Khi có những dấu hiệu kèm theo như mờ mắt, chảy máu mũi, yếu liệt chi... nên đến khám sớm.
Nhức đầu thường do nguyên nhân khác nhau.
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị mờ mắt, sau nhiều lần khám mắt không tìm ra nguyên nhân thì nản hoặc chủ quan không điều trị tiếp. Biến chứng mắt do viêm xoang là một cấp cứu trong tai mũi họng. Bệnh nhân phải được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh mù mắt và viêm tắc xoang hang có thể gây tử vong.
Bác sĩ Hớn khuyến cáo, khi nghi ngờ viêm mũi xoang, bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả và kịp thời tránh những biến chứng. Để phòng ngừa, cần giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, ra đường nên mang khẩu trang. Tăng sức đề kháng như không hút thuốc lá, không thức quá khuya, không uống nhiều bia rượu, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.