Hóa thạch khủng long bị thương cung cấp nhiều thông tin quý giá

  •  
  • 664

Một hóa thạch vừa phát hiện ở Trung Quốc đã cung cấp cho các nhà khoa học cấu trúc giải phẫu hiếm có của loài khủng long. Loài Psittacosaurus ăn cỏ có lớp da dày như da cá mập được bảo vệ dưới lớp vảy hoặc lông vũ.

Các nhà cổ sinh vật học tin rằng lớp vỏ thô ráp này nâng đỡ cơ quan nội tạng của khủng long và bảo vệ nó trước kẻ thù. Dấu răng trên người khủng long cho thấy con khủng long này bị một loài ăn thịt xé xác và làm lộ ra cấu trúc sinh học bên trong con vật 100 triệu năm sau khi chết.

Nghiên cứu được xuất bản trong Biên bản B của Hội đồng Khoa học Hoàng gia.

“Những hiều biết chưa từng có”

Một số nhà khoa học cho rằng nhiều loài khủng long có lông vũ

Những mô mềm như da hiếm khi được bảo quản dưới dạng hóa thạch. Điều này khiến các nhà khoa học tranh cãi về hình dạng của loài khủng long và liệu chúng có lông vũ hay vẩy sơ khai hay không. Mẫu vật loài Psittacosaurus hay thằn lằn vẹt đưa ra hình ảnh chi tiết đầu tiên cấu trúc sâu dưới lớp da của loài khủng long.

Loài ăn cỏ hai chân này đạt kích cỡ tương đương một con linh dương lúc trưởng thành và có lớp da thô ráp, xù xì với 25 lớp collagen tương tự như của cá mập, bò sát và cá heo ngày nay.

Giáo sư Theagarten Lingham-Soliar thuộc Đại học KwaZulu-Natal, Durban, Nam Phi giải thích trong báo cáo rằng: “Như được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về động vật ngày nay, cấu trúc sợi đóng vai trò quan trọng trong việc chống chọi với áp lực và sức căng và là công cụ bảo vệ, chống đỡ hữu hiệu. Loài Psittacosaurus đã hé lộ những hiểu biết chưa từng có về da khủng long”

“Lợn tiền sử”

Mẫu vật này xuất phát từ một khu vực của Trung Quốc được xem là kho báu những mẫu hóa thạch được bảo quản độc đáo.

Theo Mark Witton, trường Khoa học trái đất và Môi trường tại Đại học Portsmouth, Anh bình luận về phát hiện trên: “Những phát hiện như thế này ở Trung Quốc chắc chắn sẽ đem lại nhiều bất ngờ.”

Ông cho rằng lớp da của khủng long có lẽ “vô cùng cứng ráp” và được dùng để bảo vệ loài này trước kẻ săn mồi. “Chúng tôi hình dung loài Psittacosaurus là một loài động vật nhỏ béo tròn đi lại bằng 2 chân sau. Psittacosaurus có lẽ hơi giống loài lợn tiền sử, đi lại trong các khu rừng, ăn tất cả các loài thực vật và có lẽ một số loài động vật nhỏ.”

Mẫu vật ở Trung Quốc có vẻ như trùng khớp với kẻ thù sống còn của nó, loài Cretaceous thấp.

Dấu răng và các vết nứt trên da cho thấy nó bị tấn công bởi một loài khủng long khác và bị trầm tích nhanh chóng phủ lên ngay khi bắt đầu quá trình phân hủy khiến cho các mô mềm được giữ nguyên những chi tiết quý giá.

Tuệ Minh (Theo BBC)
  • 664