Hướng dẫn lựa chọn dầu cá: 6 điều phải biết trước khi mua

  •  
  • 5.892

Dầu cá là một trong những sản phẩm rất phổ biến trên thị trường bởi vì các axít béo omega 3 trong dầu cá mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Cũng chính sự phổ biến đó cũng mang lại cho nhiều tiêu dùng sự bối rối khi không biết nên chọn loại nào tốt, vừa đúng với nhu cầu bản thân lại vừa hợp túi tiền. Nếu bạn là người tiêu dùng băn khoăn không biết chọn như thế nào? hay phải đọc thông tin nào trên nhãn để biết sản phẩm đó tốt hay xấu? Xin mời bạn đọc hãy trả lời 6 câu hỏi sau đây trước khi đưa ra quyết định.

Dầu cá là gì?

Dầu cá là loại dầu có nguồn gốc từ các mô của những con cá chứa dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ.... Dầu cá có chứa các axit béo omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ở góc độ dược phẩm, dầu cá là tên gọi chung cho thuốc và thực phẩm chức năng dạng viên nang mềm chứa vitamin tan trong dầu (hoặc dầu gan cá), được dùng bồi dưỡng sức khoẻ, dầu cá chứa omega-3, omega-6 được lưu hành dưới dạng thực phẩm chức năng. Dầu cá thông dụng hiện nay chia làm hai loại: loại chứa vitaminA, D tan trong dầu và loại chứa axít béo omega-3, omega-6. Dầu cá là dạng vitamin, tan trong dầu, chúng chỉ được hấp thu tốt nhất khi có dung môi phù hợp.

1. Sự tinh khiết – Sản phẩm này có tinh khiết không?

Các bạn hãy tìm thông tin xem sản phẩm này có đạt được chất lượng về độ tinh khiết không? Trong dầu cá biển có chứa rất nhiều kim loại nặng độc hại như: thủy ngân, chì và cả dioxin. Trong đó, thủy ngân là kim loại được tìm thấy nhiều nhất trong dầu cá, chúng ta lại không muốn điều này. Do đó, để tránh đưa độc tố vào người, điều đầu tiên các bạn cần phải tự hỏi, ạnsản phẩm này có tinh khiết không? Nếu sản phẩm đạt được kiểm nghiệm về độ tinh khiết thì không nhà sản xuất nào lại không muốn công bố rõ cho người tiêu dùng ngay mặt trước sản phẩm.

Kiểm tra công nghệ sản xuất và độ tinh khiết.
Kiểm tra công nghệ sản xuất và độ tinh khiết.

Một số nhận biết cơ bản như là: Dầu cá chưng cất, dầu cá tinh khiết, chưng cất ở cấp độ phân tử, hay đã loại được các kim loại nặng. Đối với sản phẩm nước ngoài thì kiểm tra các thông tin về: "purity", "molecularly distilled", "No Mercury, PCBs...".

2. Chất lượng của cá – Dầu cá được lấy từ những loài cá nào?

Kiểm tra dầu cá có nguồn gốc từ loài cá nào.
Kiểm tra dầu cá có nguồn gốc từ loài cá nào.

Dầu cá tốt nhất là các loại dầu cá được lầy từ các loài cá đại dương thiên nhiên, không phải là các loài cá được nuôi. Các loài cá được nuôi có chất lượng thịt và lượng axít béo khác với các loài cá đại dương thiên nhiên. Thông tin này thường được hiển thị ở mặt bên sản phẩm. Các bạn cần kiểm tra các thông tin như: "Được lấy từ cá mòi, cá ngừ, cá hồi..." hoặc "Contains Fish (sardines, tuna...").

3. Công nghệ sản xuất – Dầu cá có được sản xuất bằng phương pháp nào?

Tất cả các loài cá, bất cứ dùng phương pháp nào thì cũng phải qua quá trình loại bỏ các chất độc, kim loại nặng như đã nói ở mục trên. Quá trình này cần tới nhiệt độ để thực hiện. Phương pháp dùng nhiệt để loại bỏ độc tố bao gồm: các phương pháp ép lạnh, hay "cold-pressed". Tuy nhiên khi dùng nhiệt độ, các thành phần trong dầu cá sẽ bị thay đổi cấu trúc. Nói nôm na như trong nấu ăn, dầu chiên đi chiên lại sẽ rất có hại vì các cấu trúc có lợi đã bị nhiệt độ bẻ gãy mối liên kết, biến thành các cấu trúc có hại (trans-fat). Phương pháp tân tiến được các nhà sản xuất uy tín sự dụng là Molecularly Distilled, chưng cất ở cấp độ phân tử. Tức là xử lý loại bỏ các phân tử không phải là dầu cá, bao gồm các kim loại nặng có hại. Có thể xem thông tin này ngay mặt trước sản phẩm.

4. Hàm lượng – Có bao nhiêu mg DHA và EPA?

Kiểm tra thành phần EPA và DHA trên nhãn.
Kiểm tra thành phần EPA và DHA trên nhãn.

Trong dầu cá 2 axit béo thì DHA và EPA chính là 2 thành phần quan trọng nhất. Một số loại dầu cá cho thông tin hàm lượng dầu cá là 1000mg nhưng mập mờ về 2 axít béo DHA và EPA, hoặc không nêu rõ thì rất đánh đố người tiêu dùng. Vì thực sự đây chính là 2 axit béo mang lại hiệu quả cho cơ thể nhất trong dầu cá. Xem thông tin ở ngay mặt trước sản phẩm hoặc phần "Giá Trị Bổ Sung" (Supplement Facts).

5. Liều dùng hàng ngày

Liều dùng hằng ngày của mỗi nhãn hiệu dầu cá phụ thuộc và hàm lượng EPA và DHA trong mỗi viên nang. Nếu môi viên nang chứa nhiều omega – 3 thì số viên nang bạn uống sẽ ít hơn để đáp ứng đủ nhu cầu hằng ngày. Nhiều thương hiệu dầu cá đề nhãn “1 khẩu phần/ngày”, trong khi hầu hết mỗi khẩu phần từ 2 – 5 viên để đạt được lượng DHA và EPA. Một ngày chúng ta cần 1g axit béo omega – 3.

Khi xem nhãn sản phẩm, bạn hãy đọc kỹ khẩu phần gồm bao nhiêu viên nang nhé.
Khi xem nhãn sản phẩm, bạn hãy đọc kỹ khẩu phần gồm bao nhiêu viên nang nhé.

6. Giá cả của mỗi hộp sản phẩm

Bạn đừng để đánh lừa bởi chi phí của một hộp thuốc chứa 30, 60, 90 viên nang hoặc nhiều hơn. Là một người tiêu dùng thông minh, bạn hãy xem kỹ các thông tin trên sản phẩm và trả lời hai câu hỏi:

  • Bao nhiêu DHA + EPA trong một khẩu phần?
  • Bao nhiêu viên nang mới tạo nên một khẩu phần?

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy lượng viên nang bạn phải uống mỗi ngày để đạt đủ liều khuyến nghị. Số lượng đó có thể là 2 – 5 viên nang hoặc nhiều hơn. Trong khi đó với hộp dầu cá chứa viên nang với hàm lượng 900mg EPA và DHA trên 1 viên thì bạn chỉ cần phải uống từ 2 – 3 viên một ngày. Điều đó cũng có nghĩa là, với một hộp dầu cá chứa hàm lượng 900mg trở lên thì thời gian bạn đi mua hộp tiếp theo sẽ lâu hơn rất nhiều. Như vậy, những nhãn hiệu giá thấp sẽ trở nên đắt tiền khi bạn phải uống nhiều viên trong một ngày.

Cập nhật: 04/03/2020 Theo dongthai/blog sức khỏe/vitasu
  • 5.892