Các nhà khoa học đã tìm thấy một công thức thuốc đánh răng của người Ai Cập, có từ thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, trong bộ sưu tập các văn tự giấy cói tại Viện bảo tàng quốc gia ở Vienna, Áo. Đây là công thức chế kem đánh răng cổ nhất thế giới, đồng thời là một bằng chứng nữa cho thấy nền y học của Ai Cập cổ đại là một trong những nền y học tiến tiến nhất của thời đó.
Hoa Iris |
Nha sĩ Heinz Neuman, tham dự một hội nghị về răng được tổ chức tại Vienna, cho biết không một nha sĩ nào lại nghĩ rằng một công thức kem đánh răng tiên tiến như vậy lại tồn tại vào thời cổ đại này. Neuman đã thử loại kem này và thấy miệng sạch và mát.
Lisa Schwappach-Shirriff, Giám đốc Viện bảo tàng Ai Cập Rosicrucian ở San Jose, California, giải thích người Ai Cập cổ đại lo lắng nhiều về răng. Lúa mì được xay thường có lẫn các hạt cát nhỏ. Các hạt sạn đó làm mòn răng, thỉnh thoảng gây áp xe nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong. Người Ai Cập cổ đại đã thử nhiều phương pháp chữa răng, bao gồm nhai chất gôm để làm hơi thở thơm tho và bôi mật ong - một chất kháng sinh tự nhiên. Chất trám răng được làm từ nhựa thông và malachite - một khoáng chất có tính chất kháng sinh.
Vì công thức kem đánh răng thế kỷ thứ tư này được viết ở đằng sau thư từ giữa các tu viện nên các nhà nghiên cứu nghi ngờ một thầy tu đạo Cơ Đốc có lẽ đã phát minh ra nó. Thời điểm phát minh ra kem đánh răng này có lẽ trùng với thời điểm các tác phẩm của Basil vĩ đại - Tổng giám mục của - gây được ảnh hưởng ở vùng đất mà hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ.
Công thức kem đánh răng này rất hiện đại và thậm chí đi trước thời đại của nó. Cho tới năm 1873, khi Colgate giới thiệu sản phẩm kem đánh răng thương mại đầu tiên, phần lớn mọi người sử dụng hỗn hợp gồm xà phòng và nước muối, kém hiệu quả hơn.
(Minh Sơn - Theo Discovery)