Khám phá ngôi làng cổ với cái tên độc lạ từ thời nhà Minh

  •  
  • 490

Tồn tại lặng lẽ ở phía Tây Bắc của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) là ngôi làng cổ xuất hiện từ thời nhà Minh với cái tên vô cùng độc đáo: Thôn Thoán Để Hạ.

Thôn Thoán Để Hạ chứa đựng dấu ấn lịch sử xưa cũ, là địa điểm yêu thích của du học sinh ở Bắc Kinh khi muốn tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa cũng như tháng ngày đã qua của Trung Quốc.

Thoán Để Hạ - cái tên chứa đựng nhiều khát vọng của thôn dân

Thôn Thoán Để Hạ.

Thôn Thoán Để Hạ.
Thôn Thoán Để Hạ.

Thôn Thoán Để Hạ lọt thỏm giữa những ngọn núi thuộc mạch núi Thái Hành, cao hơn 650m so với mực nước biển, diện tích khoảng 5,33m2, được xây dựng từ thời nhà Minh và tu sửa hoàn thiện ở thời nhà Thanh.

Theo những vị trưởng bối trong thôn kể lại, thôn dân Thoán Để Hạ hầu hết đều mang họ Hàn, đồng âm với chữ “hàn” với ý nghĩa rét buốt mùa đông. Người dân đặt tên thôn như vậy là để trốn tránh mùa đông giá rét khắc nghiệt.

“Thoán” trong hệ thống chữ tượng hình Trung Quốc có 2 ý nghĩa: Một là “nhóm lửa nấu cơm”, hai là “bếp lò”. Thôn dân nơi đây cho rằng trong cách viết chữ “Thoán” có chữ “hỏa” (lửa), có thể sưởi ấm trừ hàn, giúp người họ Hàn càng thêm hưng thịnh, phát đạt.

Chữ "Thoán" được khắc vẽ trước cổng thôn và tường nhà.
Chữ "Thoán" được khắc vẽ trước cổng thôn và tường nhà.

Tuy nhiên đây chỉ là câu chuyện truyền miệng của thôn dân Thoán Để Hạ. Theo các tài liệu sử sách để lại, thôn Thoán Để Hạ nằm ở phía Nam một khu vực quân sự thời Minh có tên “Thoán Lý Khẩu” nên mới được đặt tên như vậy.

Từ năm Chính Đức thứ 14 nhà Minh (tức năm 1519), thôn Thoán Để Hạ hưng thịnh nhờ nằm trên trục giao quân sự của Hà Bắc, Sơn Tây và Nội Mông. Đến thời nhà Thanh, đường quân sự không còn quan trọng, thôn này trở thành nút giao thông thương giữa Bắc Kinh và khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc.

Ở giai đoạn Khang- Càn nhà Thanh, thôn Thoán Để Hạ phát triển cực thịnh nhờ thương nghiệp, trong đó cứ 10 hộ dân thì có 6 hộ mở sạp buôn bán, 3-4 hộ cung cấp dịch vụ kéo xe chở hàng bằng lừa và ngựa.

Một góc xưa cũ giữa rừng núi và bên rìa thành phố hiện đại

Thời đại thay đổi, thôn Thoán Để Hạ không còn là điểm thông thương như xưa, từ đó trở nên ảm đạm và gần như bị sự hiện đại bỏ quên. Cuối thế kỷ 20, bắt nhịp làn sóng đổi mới, thôn Thoán Để Hạ đẩy mạnh du lịch, trở thành địa điểm đắt giá thu hút các tổ làm phim đến quay hình, không ít bộ phim cổ trang và cận đại nổi tiếng đã ra đời.

 Cả thôn có 74 hộ dân và 689 ngôi nhà với bố cục lẫn cấu trúc chặt chẽ.
 Cả thôn có 74 hộ dân và 689 ngôi nhà với bố cục lẫn cấu trúc chặt chẽ.

Đến nay thôn Thoán Để Hạ vẹn nguyên như thuở ban đầu, nhịp sống của người dân vẫn diễn ra bình thường. Cả thôn có 74 hộ dân và 689 ngôi nhà với bố cục lẫn cấu trúc chặt chẽ và không có căn nào xây mới. Do đó, các ngôi nhà cổ ở đây còn được gọi là “Viên ngọc của kho tàng kiến trúc cổ Trung Quốc” vì đã có những đóng góp to lớn cho việc nghiên cứu kiến trúc cổ.

Thôn Thoán Để Hạ nhỏ nhắn, các ngôi nhà bên trong cũng mọc thành cụm nên việc tham quan rất dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian. Chắc chắn không khiến du khách thất vọng vì trong thôn đâu đâu cũng là dấu ấn xưa cũ, thu hút những ai yêu thích hình ảnh cổ trấn rêu phong, đậm chất lịch sử.

Những món ăn dân dã, bình dị.
Những món ăn dân dã, bình dị.

Tham quan mệt rồi thì phải ăn. Nơi đây không có cao lương mỹ vị, chỉ có những món dân dã giản dị. Bạn có thể ngồi trong sân của một quán ăn trông bề ngoài chỉ là ngôi nhà cổ bình thường, trước mặt là chiếc bàn gỗ, gọi thêm vài món như trứng chiên ngọn hương xuân, miến thịt hầm trong nồi cực lớn hoặc cá kho tương ớt… Đơn giản vậy thôi nhưng cực kỳ “bắt cơm”!

Trong thôn có miếu Quan Công cầu tài lộc, miếu Nương Nương cầu con và miếu Quan Âm để cầu bình an…

Bạn có thể đứng trên sườn núi Kim Thiềm để nhìn ngắm toàn bộ khung cảnh thôn Thoán Để Hạ. Đây cũng là vị trí được các bạn trẻ yêu thích check-in, vừa hóng mát vừa chiêm nghiệm một góc lịch sử đã qua.

Nhìn ngắm toàn bộ khung cảnh thôn Thoán Để Hạ
Nhìn ngắm toàn bộ khung cảnh thôn Thoán Để Hạ

Cập nhật: 18/08/2023 PNVN
  • 490