Cuộc khai quật vừa được tiến hành tại Stonehenge đã làm thay đổi một số hiểu biết của con người về công trình vốn chứa đựng nhiều điều kỳ bí này.
>>> Stonehenge là nghĩa trang hoàng gia?
>>> Bí mật của bãi đá cổ Stonehenge ở nước Anh
Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng, gần Amesbury ở Anh.
Stonehenge được tạo nên bởi quần thể công trình với 82 đài tưởng niệm nhỏ, 30 khối đá, mỗi khối nặng khoảng 25 tấn và 5 tảng đá lớn với trọng lượng đạt tới 50 tấn.
Một kho hiện vật vừa được khai quật tại Stonehenge cho thấy đây từng là nơi sinh sống
của con người 3.000 năm trước khi công trình vĩ đại này được xây dựng. (Ảnh: Dailymail)
Việc phát hiện ra các bức tượng nhỏ lâu đời nhất trong số các bức từng được tìm thấy ở Anh, cùng với một khu vực cất giấu các công cụ bằng đá lửa và xương động vật khá lớn, đã cho thấy sự hiện diện của con người tại đây kể từ kỷ nguyên Mesolithic (thời kỳ đồ đá giữa).
Điều đó đồng nghĩa với việc Stonehenge có thể là một nơi có ý nghĩa rất lớn ngay từ hàng ngàn năm trước khi công trình nổi tiếng này được xây dựng.
David Jacques, người hướng dẫn khóa học về Lịch sử La Mã của trường Đại học Mở (Anh), cùng với nhóm sinh viên của mình đã tiến hành khai quật phía đông bắc khu đồi thuộc thời kỳ đồ sắt gọi là Vespers Camp (nơi cầu nguyện vào buổi chiều).
Ẩn dưới lòng đất là một kho hiện vật quý. “Năm ngoái chúng tôi đã đào một cái rãnh ở phía Đông Nam và tìm thấy một lớp đất thời kỳ La Mã cuối cùng, sau thời kỳ đồ sắt. Sau đó, chúng tôi tìm thấy rất nhiều công cụ bằng đá lửa được gói cùng nhau dưới một lớp đất dày 12cm”, ông Jacques nói.
Hai công cụ đá lửa được phát hiện gần Stonehenge. (Ảnh: Dailymail)
Trong số đó, hiện vật quan trọng nhất là tượng hình hai con vịt được chạm khắc tinh xảo - bức tượng được đẽo gọt cổ xưa nhất ở Anh, xuất hiện từ khoảng những năm 700 trước công nguyên. Ngoài ra, một con dao găm dùng trong nghi lễ (có niên đại vào khoảng năm 1400 trước công nguyên) cũng được tìm thấy.
Bằng phương pháp cac-bon phóng xạ, các nhà khoa học đã xác định được niên đại của vật mà ban đầu Jacques tin rằng đó là răng con bò. Theo đó, nó xuất hiện vào khoảng năm 6250 trước công nguyên, khoảng 3.000 năm trước khi xây dựng Stonehenge.
Nó là một trong số hơn 200 xương động vật được phát hiện cùng với những bằng chứng về một ngọn lửa lớn, cho thấy nơi đây, vào thời kỳ Mesolithic (thời kỳ đồ đá giữa), đã từng diễn ra một bữa tiệc với sự tham gia của khoảng 100 người. Những chiếc xương này nhiều khả năng thuộc về loài bò rừng châu Âu, một loài đã tuyệt chủng và có kích thước bằng một con trâu .
Mở rộng cuộc khai quật, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra nơi chôn giấu vật quý khác với hơn 5.500 công cụ đá.
Các phát hiện này là bằng chứng chứng minh sự tồn tại của con người liên tục trong một thời gian dài tại Stonehenge.
Kỷ nguyên Mesolithic (còn được gọi là thời đại Epipaleolithic – thời đại đồ đá cũ trên) thuộc giai đoạn giữa của thời kỳ đồ đá. Nó nằm trong thời đại đá cũ (Old Stone Age) và thời đại đá mới (New Stone Age).
Tại châu Âu, kỷ nguyên Mesolithic bắt đầu từ khoảng năm 9660 đến năm 5000 trước công nguyên. Tuy nhiên, ở các châu lục khác nhau, nền văn minh này phát triển với tốc độ khác nhau.
Theo đó, nó diễn ra tại Nhật Bản từ năm 14.000 đến 400 trước công nguyên và ở Tây Á từ khoảng năm 20.000 đến 9500 trước công nguyên.