Các công nhân di sản Trung Quốc đã phát hiện một bức họa hiếm có của vị hoàng đế nổi tiếng Mông Cổ trong một ngôi đền ở khu tự trị Nội Mông, phía bắc Trung Quốc.
Bức họa được vẽ theo kiểu Thangka có từ cuối triều Thanh (1644-1911), có thể là vào thế kỷ 19. Tác phẩm được vẽ trên một miếng vải dài 28,5 cm và rộng 21 cm, cho thấy Thành Cát Tư Hãn trong trang phục tướng quân, cưỡi trên một con ngựa trắng, tay phải cầm một ngọn cờ, cung tên và bao tên ở trên lưng.
Thangka là một loại hình nghệ thuật Tây Tạng có từ 1.000 năm trước thường miêu tả các hình ảnh trong đạo Phật Tây Tạng. Bức họa được phát hiện tại ngôi đền Wudangzhao, được phục chế vào năm 1749, ở thành phố Bao Đầu.
"Rất hiếm để phát hiện một bức họa Thangka của Thành Cát Tư Hãn", Wang Dafang, quan chức tại Viện di sản văn hoá Nội Mông, phát biểu. Bức hoạ cho thấy các tín đồ phật tử Tây Tạng cũng coi vị hoàng đế như một vị anh hùng.
Thành Cát Tư Hãn, có cháu trai là Hốt Tất Liệt, đã thành lập nên triều đại nhà Nguyên (1271-1368), thống nhất các bộ lạc Mông cổ và thống trị phần lớn Âu Á.
M.T.