Khi bị thôi miên, não bộ của bạn xảy ra chuyện gì?

  •   3,76
  • 5.262

Câu hỏi tưởng như đơn giản này đã khiến các nhà khoa học đau đầu trong rất nhiều năm.

Nhiều người cho rằng thôi miên chỉ là một mánh khóe trong ảo thuật, mà đã là ảo thuật thì tức là không có thực. Nhưng thực ra, thôi miên là cả một bộ môn khoa học, là công cụ đắc lực mà các bác sĩ tâm lý và các nhà thần kinh học thường xuyên sử dụng trong điều trị những chứng bệnh về thần kinh.

Thôi miên là một thủ thuật được dùng nhiều trong điều trị bệnh.
Thôi miên là một thủ thuật được dùng nhiều trong điều trị bệnh.

Tuy nhiên, thực sự thì từ trước đến nay, chưa có ai hiểu được cặn kẽ những gì thôi miên tác động được đến não bộ. Trong khi thôi miên, não bộ đã xảy ra chuyện gì? Và nghiên cứu mới đây từ ĐH Stanford (Mỹ) đã giải quyết được câu hỏi này.

Cụ thể, nhóm chuyên gia đã thực hiện kiểm tra trên 545 người, nhằm tìm ra nhóm có độ nhạy cảm thích hợp để thôi miên. Sau cùng, họ chọn ra nhóm 21 người đặc biệt nhạy cảm, dễ bị thôi miên trong hầu hết các trường hợp.

Khi thôi miên, vỏ não bên trước trán (DLPFC) và khu vực thùy não nhỏ được gọi là insula được tăng cường liên kết.
Khi thôi miên, vỏ não bên trước trán (DLPFC) và khu vực thùy não nhỏ được gọi là insula được tăng cường liên kết.

Tiếp đó, các chuyên gia tiến hành chụp cộng hưởng từ trong thời gian nhóm ứng viên này bị thôi miên. Kết quả, họ nhận thấy 2 vùng não: vỏ não bên trước trán (DLPFC) và khu vực thùy não nhỏ được gọi là insula được tăng cường liên kết.

Đây là những khu vực chịu trách nhiệm xử lý đau đớn, cảm xúc, sự đồng cảm, và sự cảm nhận về thời gian. Điều này lý giải được vì sao trong nhiều trường hợp, thôi miên có thể khiến con người ta quên đi nỗi đau.

Những khu vực thôi miên tác động đến chịu trách nhiệm về xử lý cảm xúc.
Những khu vực thôi miên tác động đến chịu trách nhiệm về xử lý cảm xúc.

Ngoài ra, khu vực lưng vỏ não trước cingulate (dACC) hoạt động chậm hẳn lại. Khu vực này quyết định xem chúng ta nên bỏ qua hay tập trung vào điều gì, qua đó giải thích được việc những người bị thôi miên thường ở trong trạng thái lơ mơ, không nhận thức được điều gì xảy ra.

Nhìn chung, các chuyên gia cho biết khi thôi miên, không có khu vực nào trong não bộ dừng hoạt động. Chúng chỉ thay đổi hướng kết nối, trở nên độc lập hoặc tích hợp lại với nhau. "Thôi miên chỉ là chuyển ý thức thành nhiều giai đoạn khác nhau, thay vì giảm đi mức độ cảm nhận của cơ thể" - các chuyên gia cho biết.

Thôi miên chỉ là chuyển ý thức thành nhiều giai đoạn khác nhau, thay vì giảm đi mức độ cảm nhận của cơ thể.
Thôi miên chỉ là chuyển ý thức thành nhiều giai đoạn khác nhau, thay vì giảm đi mức độ cảm nhận của cơ thể.

Nhưng tại sao lại phải thực hiện nghiên cứu này? Nhóm chuyên gia cho biết việc hiểu được thêm những gì xảy ra với não bộ là khá quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả của thôi miên trong y học.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cerebral Cortex.

Cập nhật: 21/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,76
  • 5.262